Một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Chỉ số này cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của NH trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác
định được hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản, ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng tốt, Ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, Ngân hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ
hạch toán có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của Ngân hàng. Lãi ròng ROA = x 100 (2.1) Tổng tài sản BQ Tổng tài sản bình quân Tổng TS đầu kỳ + Tổng TS cuối kỳ Tổng TS BQ (năm n) = (2.2) 2
Hệ số thu nhập lãi: (tính theo tỉ lệ %)
Tỷ số này cho ta biết tất cả tài sản của Ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho Ngân hàng. Nó phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Do
đó, hệ số này càng cao càng tốt.
Thu nhập lãi ròng
Hệ số chênh lệch thu nhập lãi = x 100 (2.3) Tổng tài sản BQ
Thu nhập lãi ròng = Thu nhập lãi suất – Chi phí lãi suất
Hệ số doanh lợi: Bằng lợi nhuận ròng chia cho thu. Lợi nhuận ròng
Hệ số doanh lợi (%) = x 100 (2.4) Doanh thu
Hệ số sử dụng tài sản: Doanh thu Hệ số sử dụng tài sản (%) = x 100 (2.5) Tổng tài sản BQ
Hệ số chi phí trên thu nhập
Chỉ tiêu này cho biết chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu thu nhập hay chi phí phải bỏ ra cho việc đạt được 1 đồng thu nhập là bao nhiêu
Chi phí
Hệ số chi phí trên thu nhập = x 100 ( 2.6) Thu nhập
(Thái Văn Đại - Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, trang 12 - 15)
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu