Năm 2013, trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới thực hiện các chính sách kích thích tăng trưởng tạo ra nhiều dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế. Song, kinh tế thế giới nhìn chung chưa có nhiều cải thiện rõ nét. Ở trong nước, tình hình sản xuất kinh doanh mặc dù đã có bước phục hồi nhưng tốc độ vẫn chậm. Mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa cao, nhất là khu vực sản xuất trong nước; mặt khác, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm, thấp hơn mục tiêu đặt ra, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong tỉnh, cùng với chịu ảnh hưởng từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước, tình hình thời tiết, thiên tai…đã có những tác động không thuận lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang đạt hơn 17 nghìn tỷđồng, tăng trưởng năm 2013 là 7.04% so với năm 2012. Đây là năm kinh tế khó khăn, bị tác động bởi các vấn đề khủng hoảng kinh tế, tài chính của thế giới. Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh đang có sự chuyển dịch theo xu hướng CNH-HĐH (CN&XD: 33,39%; TM&DV: 31,04%; NN&TS: 35,37%). Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì được sự phát triển đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất chung của ngành công nghiệp và đưa giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng của tỉnh năm 2013 có mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất đạt 5,8 nghìn tỷđồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mực nước các hồ, đập trên địa bàn xuống thấp (đạt 55-60% dung tích thiết kế); dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra trên địa bàn một số huyện và luôn có nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Tuy nhiên, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2013 là 6,1 nghìn tỷđồng (tăng 5,7% so với năm 2012). Ngành nông nghiệp tuy giảm trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, giá trị sản xuất hàng năm vẫn tăng nhanh và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Những biện pháp tiến bộ và khoa học kỹ thuật luôn được ứng dụng trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và năng suất lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2013
Nội dung 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng GTSX 13421.56 100.00 16035.72 100.00 17164.23 100.00 119.48 107.04 113.09
I. Công nghiệp và xây dựng 4013.37 29.90 5350.23 33.36 5731.68 33.39 133.31 107.13 119.51
1. Công nghiệp khai thác mỏ 34.18 0.85 32.42 0.61 29.06 0.51 94.86 89.64 92.21
2. Công nghiệp chế biến 3762.07 93.74 4918.23 91.93 5185.52 90.47 130.73 105.43 117.40
3. Sản xuất và phân phối nước 15.67 0.39 14.34 0.27 15.08 0.26 91.51 105.13 98.09
4. Xây dựng 201.44 5.02 385.23 7.20 502.02 8.76 191.24 130.32 157.86
II. Nông nghiệp và thủy sản 5356.74 39.91 5773.15 36.00 6104.53 35.57 107.77 105.74 106.75
1. Trồng trọt 3245.88 60.59 3698.58 64.07 3954.12 64.77 113.95 106.91 110.37
2. Chăn nuôi + thủy sản 1850.76 34.55 1870.42 32.40 1962.20 32.14 101.06 104.91 102.97
3. Dịch vụ nông nghiệp 260.11 4.86 204.15 3.54 188.21 3.08 78.49 92.19 85.06
III. Thương mại và dịch vụ 4051.45 30.19 4912.34 30.63 5328.02 31.04 121.25 108.46 114.68
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 Giá trị thương mại dịch vụ hiện nay đạt khoảng 5,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 31,04% cơ cấu kinh tế). Hoạt động thương mại đã được tăng cường công tác chỉđạo quản lý và bình ổn giá; trong đó tập trung các biện pháp kiểm soát giá cả và chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng... Do đó, các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân; các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao đảm bảo chất lượng và cung ứng đầy đủ, kịp thời. Công tác quản lý thị trường được quan tâm thực hiện với nhiều biện pháp chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng... gắn với tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về hàng cấm, hành nhập lậu; đặc biệt, thường xuyên kiểm tra và yêu cầu về niêm yết giá, bán theo giá niêm yết đối với mặt hàng thuộc diện bình ổn giá như: Xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, sắt thép xây dựng, xi măng, sữa, thuốc chữa bệnh cho người...