Vai trò của công chức trong cơ quan chuyên môn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 41)

Nói về trách nhiệm, vai trò của cán bộ, công chức sau Cách mạng tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải đểđè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới là nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó coi trọng phương pháp tuyển dụng nhân sự đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết của vị trí công việc; đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc thực tế của công chức; tạo động cơ, động lực làm việc đúng đắn; tạo môi trường, cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động công chức, công vụ thông suốt. Có như thế thì trong tương lai mới có thể xóa đi tình trạng 30% công chức chưa đáp ứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 yêu cầu nhiệm vụ, hướng đến chỉ số ngày càng tăng số lượng công chức có chất lượng cao, làm việc mẫn cán, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực sự là công bộc của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là vấn đề then chốt. Người đánh giá: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và qua thực tiễn cách mạng ở các nước, các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế đều chứng minh và khẳng định vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ.

Công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức, là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy. Có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào công chức. Công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, công chức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt.

Đảng ta luôn coi đội ngũ công chức có vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) khẳng định trong công cuộc đổi mới đất nước thì: “Cán bộ hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước. Chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật nột phần được quyết định bởi sự triển khai ởđịa phương. Cấp địa phương là cấp trực tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng.

Công chức chuyên môn có một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý điều hành phát triển kinh tế xã hội. Là những người hàng ngày trực tiếp, tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước vào cuộc sống và biến thành hành động cách mạng quần chúng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)