1. Hãy xác định các thao tác lập luận trongđoạn văn sau của Hồ Chí Minh: đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:
“Liêm là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi. Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.
Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.
Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.
Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ
bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình,.. đều là tham lam, đều là bất liêm. ”
2. Thực hành bài tập 1, 2 trang 176 SGK. 3. Thực hành bài tập ở sách Bài tập. Dặn dò:
- Về nhà HS cần rèn luyện kĩ năng viết văn bản kết hợp nhiều thao tác lập luận, làm bài tập GV yêu cầu.
- Chuẩn bị bài mới: “Quá trình văn học và phong cách văn học”.
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:
... ... ... ...
Ngày soạn ...
Tiết 46, 47 QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC PHONG CÁCH VĂN HỌC
A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức : Qua bài học giúp HS: Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu. Hiểu được khái niệm phong cách văn học, Làm rõ quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của toàn bộ đời sống văn học qua các thời kì lịch sử.
Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là trào lưu văn học.Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.
+ Kĩ năng : biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn + Thái độ :
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, đàm thoại với HS.
- Chú ý tính ứng dụng của kiến thức đã học: nhận biết sáng tác của một tác giả cụ thể thuộc trào lưu văn học nào đó, ý nghĩa của sáng tác ấy trong quá trình văn học dân tộc, phân tích những biểu hiện phong cách ở một trường hợp nhất định.
E. Tiến trình tổ chức:1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:3. Bài mới: 3. Bài mới:
+ Đặt vấn đề + Nội dung bài :
HOẠT ĐỘNG THẦY & TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Tiết 1 HĐ1:Tìm hiểu chung - Cho HS đọc mục I trong Sgk trang 178 và trả lời các câu hỏi. - Văn học là gì? -Lịch sử văn học khác với quá trình văn học như thế nào?
- Bản thân văn học và toàn bộ đời sống văn học khác nhau như thế nào?