Nghĩa của phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.1.3. nghĩa của phát triển nguồn nhân lực

a. Quyết định s phát trin ngun lc ca xã hi

Giáo dục và đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng sản xuất, quyết định sự phát triển nguồn lực của xã hội. Bởi tri thức và phẩm chất của người lao động là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo. Các quốc gia trên thế giới đều nhìn nhận rằng nếu những người lao động có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo thì sẽ tạo ra một nền tảng nguồn nhân lực vững chắc cho nền kinh tế. Đối với xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tích tụ, nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung cấp cho thị trường sức lao động, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn lực xã hội, nguồn lực có kiến thức, trình độ cao sẽ đem lại kết quả tốt cho hoạt động đào tạo. Lao động của nhà giáo là loại hình lao động đặc biệt. Công cụ lao động chủ yếu của nhà giáo không chỉ là kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ sư

phạm mà còn là toàn bộ nhân cách của mình. Nhân cách nhà giáo càng hoàn hảo thì sản phẩm giáo dục càng hoàn thiện. Nhân cách nhà giáo bao gồm đạo

đức, tâm hồn, tư tưởng, phong cách sống... Kết quả lao động sư phạm của nhà giáo cũng có nhiều điểm đặc biệt. Các loại lao động khác khi kết thúc quá trình lao động thì thu được sản phẩm, còn quá trình lao động của nhà giáo chưa thể kết thúc khi sản phẩm của họ ra đời. Hiệu quả lao động của nhà giáo sống mãi trong nhân cách của người được đào tạo, nên lao động sư phạm vừa mang tính tập thể rất sâu, vừa mang dấu ấn cá nhân rất đậm, đồng thời còn ẩn chứa cả dấu ấn thời đại. Một nền giáo dục lý tưởng sẽ không chỉ có cơ sở vật chất khang trang, càng không phải chỉ có đổi mới chương trình, sách giáo

17

khoa, giáo trình, mà trước hết phải có được những nhà giáo đi tiên phong trên mặt trận giáo dục.

b. Thúc đẩy phát trin kinh tế xã hi

Thực tiễn phát triển lực lượng sản xuất hiện đại cho thấy sức sống và trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đều bắt nguồn từ trình độ xã hội hóa, tạo ra mối quan hệ giữa các nguồn lực xã hội với các nhu cầu xã hội. Khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng có tính chất xã hội thì sẽ đánh thức mọi tiềm năng về vật chất và trí tuệ của xã hội vào phát triển kinh tế thị trường. Mức độ khai thác các tiềm năng vật chất của xã hội thể hiện rõ ở quy mô phát triển của lực lượng sản xuất, còn mức độ huy động và sử dụng tốt các tiềm năng trí tuệ của xã hội lại là chỉ số về chất lượng và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại. Có nhiều nhóm nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo như quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội (quy mô và tốc

độ tăng trưởng GDP, phân phối thu nhập, sự phát triển của các ngành, lĩnh vực…); trình độ phát triển của hệ thống giáo dục – đào tạo; trình độ công nghệ của nền kinh tế; cơ chế chính sách của Nhà nước… Trong đó, phát triển nguồn nhân lực có một vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo, từ đó quyết định sự thành công của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Nếu như trước kia, quá trình phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu là dựa vào tích lũy vốn vật chất (tài nguyên, đất đai…) thì hiện nay, quá trình này đang chủ yếu dựa vào công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, có thể nói chất lượng nguồn nhân lực giáo dục có vai trò quan trọng quyết định chất lượng

đào tạo trên nhiều mặt: vai trò đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy; vai trò trong việc tạo lập hướng đi mới, ngành nghề hiện đại thông qua sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó; vai trò trong việc thúc đẩy phát triển toàn bộ nguồn nhân lực nói chung từđó phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững. Mặt khác, đội ngũ nguồn nhân lực giáo dục sẽ

18

đưa ra cách nhìn mới, cách tư duy mới trong hoạt động giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực nhằm cung cấp tri thức cho nguồn nhân lực của đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và khoa học công nghệ.

c. To điu kin áp dng khoa hc công ngh

Một yêu cầu đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Trong điều kiện khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng như hiện nay, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện

đại để vươn lên, tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Song điều đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư

gia tăng nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ mới, tiên tiến. Trong thời đại mới hiện nay, những hoạt

động sản xuất nếu chỉ được thực hiện đơn thuần thông bằng kinh nghiệm, bằng vốn sống thì năng suất lao động sẽ rất hạn chế, kém hiệu quả. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực giúp người lao động nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học tập, trau dồi trị thức, có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, nhất là có khả năng làm chủ khoa học - công nghệ, vận dụng đúng đắn, thành thạo các kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại, các tri thức khoa học để lao động sản xuất giỏi. Phát triển nguồn nhân lực chính là coi trọng vấn đề sống còn của sự nghiệp đổi mới khoa học - công nghệ ở nước ta. Trong nhiều năm qua mặc dù đã đạt những thành tựu quan trọng trong việc

ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đưa phát minh, sáng chế đến gần hơn với hoạt độn sản xuất. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và cường độ lao động cao như hiện nay thì nhân lực là một trong những khâu then chốt hàng đầu trong áp dụng tiến bộ khoa

19

học kỹ thuật. Đối với giáo dục, phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật bao gồm áp dụng phương pháp, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy và học tập mới tiến bộ hơn, hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)