Thực trạng về quy mô nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.1. Thực trạng về quy mô nguồn nhân lực

a. Quy mô trường hc

Bảng 2.4. Số lượng trường mầm non, phổ thông giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị:Trường, %

Tiêu chí – Cấp học Mầm non Tiểu học THCS THPT

Xã Võ Ninh 1 2 1 - Xã Lương Ninh 1 1 1 - Xã Hải Ninh 1 1 1 - Xã Duy Ninh 1 2 1 1 Xã Vĩnh Ninh 1 1 1 - Xã Hàm Ninh 1 1 1 - Xã Hiền Ninh 1 1 1 1 Xã Xuân Ninh 1 2 1 - Xã An Ninh 1 2 1 - Xã Gia Ninh 1 2 1 - Xã Tân Ninh 1 1 1 - Xã Vạn Ninh 1 2 1 - Xã Trường Xuân 1 2 1 - Thị trấn Quán Hàu 1 1 1 - Xã Trường Sơn 1 2 2 1 Toàn Huyện 15 22 16 3 Toàn Tỉnh 179 210 148 27 Tỷ lệ (%) 8,37 10,4 10,8 11,11

47

Trong năm học 2013 – 2014 toàn huyện có 56 trường học, trong đó có 15 trường mầm non chiếm 8,37% so với toàn tỉnh, 22 trường tiểu học chiếm 10,4% so với số lượng toàn tỉnh, 16 trường THCS chiếm 10,8% so với số

lượng toàn tỉnh và 3 trường THPT chiếm 11,11% so với số lượng toàn tỉnh. Từ số liệu bảng 2.4 cho thấy mạng lưới trường lớp từ mẫu giáo đến THCS

được bố trí đều trên tất cả các xã trong huyện theo quy mô học sinh của từng cấp học, riêng địa bàn các xã Vạn Ninh, Gia Ninh có địa giới hành chính rộng hơn, số lượng học sinh đông hơn nên số lượng trường tiểu học được bố trí nhiều hơn tạo điều kiện cho học sinh đến trường đúng độ tuổi. Đối với trường THPT có 3 trường, tính bình quân cứ 5 xã có 1 trường, chưa tạo điều kiện cho học sinh các xã lân cận đến trường. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh THPT, trong tương lai có thể đầu tư xây dựng thêm trường THPT. Đối với học sinh ở địa bàn vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn hơn…. Ngoài ra, ở địa bàn một số xã như Võ Ninh, thị trấn Quán Hàu

đều có trung tâm học tập cộng đồng tạo điều kiện giúp cho học sinh tham gia học tập nâng cao trình độ, tiếp thu thêm những kiến thức mới. Thực tế trong những năm qua nhờ có hình thức này mà vừa đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng vừa giải quyết thêm việc làm cho nguồn lao động dư thừa.

b. Quy mô hc sinh

Bảng 2.5. Quy mô phát triển học sinh qua các năm học

Cấp học Năm học Đơn vị Số lượng

MN TH THCS THPT Trường 56 15 22 16 3 Lớp 711 186 275 203 47 2010 - 2011 HS 18.145 3.720 6.102 6.208 2.115 Trường 56 15 22 16 3 Lớp 763 246 276 195 46 2011 - 2012 HS 18.987 4.374 6.845 5.734 2.034

48 Trường 56 15 22 16 3 Lớp 699 200 272 184 43 2012 - 2013 HS 18.484 4.880 6.492 5.167 1.945 Trường 56 15 22 16 3 Lớp 705 206 274 184 41 2013 - 2014 HS 18.932 5.210 6.413 5.415 1.894

(Nguồn: Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Quảng Ninh)

Từ bảng số liệu cho thấy số lượng lớp học có sự thay đổi, cụ thể như

sau: Số lớp mầm non năm học 2010 – 2011 là 186 lớp đến năm học 2013 – 2014 là 206 lớp. Số lớp cấp tiểu học năm học 2010 – 2011 là 275 lớp đến năm học 2013 – 2014 là 274 lớp. Số lớp THCS năm học 2010 – 2011 là 203 đến năm học 2013 – 2014 là 184 lớp và số lớp THPT năm học 2010 – 2011 là 47 lớp đến năm học 2013 – 2014 là 41 lớp.

Hình 2.1. Biểu đồ quy mô phát triển học sinh (%)

Từ biểu đồ cho thấy quy mô học sinh ở cấp học mầm non tăng đều qua các năm, còn cấp học từ TH, THCS,THPT có xu hướng giảm xuống. Ở cấp mầm non học sinh đến trường năm học sau cao hơn năm học trước từ 5% đến 12%. Các cấp từ TH, THCS, THPT số lượng học sinh đến trường qua các

49

năm có xu hướng giảm, cấp TH giảm từ 4% đến 8%, cấp THCS giảm từ 8%

đến 13%, cấp THPT giảm từ 10% đến 13%. Theo số liệu thống kê cho thấy tuy số học sinh đến trường có sự tăng lên ở cấp mầm non nhưng lại sụt giảm

đáng kể ở các cấp còn lại cho thấy sự huy động học sinh vào các cấp học tiếp theo chưa cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác phổ cập trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là ở khối THPT tình trạng học sinh đến trường ngày càng giảm rõ rệt cần phải có giải pháp cụ thể để duy trì sỉ số.

Mặc dù vậy, hiện ở huyện Quảng Ninh đang tồn tại bất cập là số học sinh bỏ học trên địa bàn khá cao, đặc biệt là học sinh THPT. Số liệu thống kê cho thấy trong 4 năm học đều có tỷ lệ học sinh bỏ học trên 5%, riêng năm học 2013 – 2014 tỷ lệ này lên đến 13,6%, đây là vấn đề nghiêm trọng và cần giải pháp để duy trì số học sinh đến trường trong thời gian tới.

Bảng 2.6. Tỷ lệ lưu ban, bỏ học và tốt nghiệp ở các cấp học phổ thông

Đơn vị: %

Năm học Tỷ lệ lưu ban Tỷ lệ bỏ học Tỷ lệ tốt nghiệp CẤP TIỂU HỌC 2010 - 2011 2,55 1,83 97,5 2011 - 2012 2,14 0,7 97,6 2012 - 2013 1,75 1,27 98,8 2013 - 2014 1,83 1,01 99,3 CẤP THCS 2010 - 2011 4,4 5,23 95,55 2011 - 2012 7,79 4,93 97,2 2012 - 2013 4,78 4,4 97,3 2013 - 2014 4,64 2,7 99,7

50 CẤP THPT 2010 - 2011 3,08 11,2 98,2 2011 - 2012 1,91 5,8 99,51 2012 - 2013 11,12 12,07 97,42 2013 - 2014 2,34 13,6 98,88

(Nguồn: Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Quảng Ninh)

Nước ta nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng trong những năm gần đây luôn quan tâm đến giáo dục. Nhờ đó cơ sở vật chất trang thiết bị

trường học đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên phương tiện học tập vẫn còn thô sơ, nghèo nàn, đời sống khó khăn đã làm cho chất lượng giáo dục ở các bậc học bị giảm sút. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các bậc học có tăng lên nhưng chưa thể phản ánh hết được chất lượng giáo dục. Theo số liệu thống kê

ở bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ tốt nghiệp qua các năm học ở các bậc học luôn đạt 95% trở lên. Đặc biệt cấp THCS có sự tăng lên khá rõ rệt. Điều này đã phản ánh phần nào năng lực học tập của học sinh, từ đó có biện pháp và hướng đi nhằm nâng cáo chất lượng trong thời gian tới.

51

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục được cải thiện thể hiện rõ qua tỷ lệ

lưu ban ở các năm học có xu hướng giảm rõ rệt. Qua biểu đồ 2.2 ta thấy tỷ lệ

lưu ban cấp tiểu học tương đối thấp và có xu hướng giảm dần nhưng không lớn. Ở cấp THCS tỷ lệ này có xu hướng thay đổi không ổn định, năm học 2011 – 2012 tăng rõ rệt, đến năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014 có xu hướng giảm xuống từ 7,79% còn 4,64%. Đặc biệt khối THPT tỷ lệ lưu ban tương đối cao hơn cả, riêng trong năm học 2012 – 2013 tỷ lệ này khá cao 11,12%. Điều này đã phản ánh chất lượng học sinh qua các năm không đồng

đều, sự thay đổi phương pháp học tập ở các cấp học đã ảnh hưởng không nhỏ

tới chất lượng học tập của học sinh.

Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ học sinh lưu ban qua các năm học (%)

Huyện Quảng Ninh là huyện thuần nông, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống còn khó khăn nên tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn tồn tại ở các cấp học. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ bỏ học ở cấp THPT là cao nhất và có xu hướng tăng lên, năm học 2010 – 2011 là 11,2%

đến năm học 2013 – 2014 là 13,6%. Qua điều tra cho thấy việc bỏ học của các em có nhiều nguyên nhân do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên các em nghỉ học để phụ giúp gia đình, đi làm thuê ở các khu công nghiệp, đi xuất

52

khẩu lao động, một số ít do nguyên nhân nhà xa, điều kiện đi lại khó khăn và do bản tính lười học của học sinh… Để giảm bớt tỷ lệ này ngoài sự quan tâm của chính quyền còn cần có sự phối hợp chặt chẽ và động viên từ gia đình, nhà trường để các em hoàn thành quyền lợi và nghĩa vụ học tập của mình.

Hình 2.4. Biểu đồ tỷ lệ học sinh bỏ học qua các năm học (%)

c. Quy mô đội ngũ giáo viên

Bảng 2.7. Số lượng giáo viên qua các năm học

Đơn vị: Người Năm học Tổng cộng MN TH THCS THPT 2010 - 2011 1.267 407 337 387 136 2011 - 2012 1.379 521 332 392 134 2012 - 2013 1.384 540 333 370 141 2013 - 2014 1.470 555 415 361 139

(Nguồn: Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Quảng Ninh)

Theo số liệu thống kê số giáo viên trực tiếp tham gia ở các cấp học có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm học 2010 – 2011 số giáo viên các cấp trong huyện là 1.674 giáo viên, trong đó giáo viên cấp TH là 337 người, giáo viên cấp THCS là 387 người, giáo viên cấp THPT là 136 người, giáo viên

53

mầm non là 407 người.. Số lượng này giảm dần đến năm học 2013 – 2014 còn 1.470 giáo viên, trong đó giáo viên cấp TH là 415 người, giáo viên cấp THCS là 361 người, giáo viên cấp THPT là 139 người, giáo viên mầm non là 555 người.

Sự phát triển số lượng ở cấp học mầm non làm cho số lượng giáo viên tăng lên nhanh chóng. Nhìn vào biểu đồ bên dưới ta thấy năm học 2013 - 2014 tỷ trọng giáo viên mầm non chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,76%, thứ hai là tỷ

trọng giáo viên tiểu học chiếm 28,23%, tỷ trọng giáo viên THCS chiếm 24,56% và tỷ trọng giáo viên THPT thấp nhất chiếm 9,46%.

Hình 2.5. Biểu đồ tỷ trọng giáo viên các cấp học năm học 2013 – 2014

Theo quy định của Bộ GD và ĐT, định mức biên giáo viên/lớp ở các cấp như sau: 22 trẻ em mẫu giáo/01 giáo viên; 1,2-1,5 giáo viên/01 lớp tiểu học; 1,9 giáo viên/01 lớp trung học cơ sở; 2,25 giáo viên/01 lớp trung học phổ thông. Theo quy định này, tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp học trong những năm qua là tương đối phù hợp, tình trạng thừa giáo viên so định mức chỉ diễn ra ở cấp học THPT. Nguyên nhân do có sự sụt giảm qua các năm theo biến

động của học sinh nên tình trạng thừa giáo viên diễn ra. Mặc dù định mức biên chế này chưa điều chỉnh phù hợp, và chỉ số giáo viên/lớp qua các năm

54

ở ba cấp học đã có sự thay đổi nhưng thực tế cho thấy số giáo viên hiện có ở

các cấp học vẫn chưa đạt đúng chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT. Căn cứ

vào số lớp ở từng bậc học và số giáo viên hiện có để quy ra định mức, thì ngành giáo dục của huyện tính đến năm 2013 - 2014, về số lượng vẫn còn hiện tượng dư thừa giáo viên. Riêng khối tiểu học dư hơn 16 giáo viên, THPT dư 8 -10 giáo viên. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên bộ môn vẫn tiếp tục kéo dài do chế độ chính sách giải quyết số giáo viên dư chưa phù hợp, chưa thỏa

đáng và chưa kiên quyết. Sự dôi dư giáo viên diễn ra không đồng đều giữa các cấp, bậc học nhưđã nói ở trên.

Bảng 2.8. Tỷ lệ phân bổ giáo viên/lớp qua các năm học

Đơn vị: Người/lớp

Năm học MN TH THCS THPT

2010 – 2011 2,19 1,23 1,91 2,89

2011 – 2012 2,12 1,20 2,01 2,91

2012 – 2013 2,70 1,22 2,01 3,28

2013 – 2014 2,69 1,51 1,96 3,39

(Nguồn: Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Quảng Ninh)

d. Quy mô đội ngũ qun lý Bảng 2.9. Số cán bộ quản lý ở các trường qua các năm học Đơn vị: Người Năm học Tổng số MN TH THCS THPT 2010 - 2011 95 27 35 28 5 2011 - 2012 103 28 39 29 7 2012 - 2013 109 30 41 30 8 2013 - 2014 112 31 40 32 9

55

Số cán bộ quản lý giáo dục ở các trường hiện nay có 112 người. Sốđội ngũ

cán bộ quản lý giáo dục trong những năm gần đây cũng liên tục tăng lên. Từ năm học 2010 - 2011đến năm học 2013 - 2014 đã tăng ở cấp mầm non tăng từ 27 người lên 31 người, TH tăng từ 35 người lên 40 người, THCS tăng từ 28 người lên 32 người, THPT tăng từ 5 người lên 9 người, nguyên nhân do sự bổ sung nhân sự hợp lý theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo trong những năm qua.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Nội vụ 10 hiện nay, mỗi đơn vị trường học có 01 Hiệu trường và phó Hiệu trưởng tùy thuộc theo cấp học và hạng của trường. Cụ thể là: từ mẫu giáo đến THCS đối với trường hạng 1 là 2 người, hạng 2, hạng 3 là 1 người; đối với THPT trường hạng 1 là 3 người, hạng 2 là 2 người và hạng 3 là 1 người. So quy định này, so với quy mô tăng ở các cấp học như hiện nay thì số cán bộ quản lý giáo dục của huyện cơ

bản đã đáp ứng đủ, vì hiện tại 54 đơn vị trường đều là hạng 2 và 2 đơn vị hạng 3 là trường Dân tộc nội trú và trường Phổ thông Dân tộc nội trú. Qua khảo sát,

đánh giá cán bộ quản lý năm học 2013 – 2014 cho thấy cán bộ quản lý giáo dục còn thừa về số lượng, cấp mầm non 1 người, cấp THCS là 03 người.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 56)