Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lự c

Cơ cấu NNL ngành giáo dục phải hài hoà, phù hợp, tránh hiện tránh tình trạng mất cân bằng về cơ cấu nguồn nhân lực gây lãng phí nguồn lực xã hội. Để hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực Huyện Quảng Ninh cần phải xây dựng phương án hoàn thiện cơ cấu theo 2 khía cạnh:

Đối vi ngun thông tin v cơ cu: Huyện cần lập hệ thống cơ sở dữ

liệu điện tử về nguồn nhân lực ngành giáo dục. Hệ thống cơ sở dữ liệu về

NNL ngành giáo dục giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá số

lượng, chất lượng, cơ cấu của NNL ngành. Chuỗi dữ liệu theo thời gian không chỉ dùng để đánh giá những biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL ngành giáo dục mà còn cho phép hoạch định các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển NNL ngành phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Huyện cần phải:

Thứ nhất, tiến hành điều tra về NNL ngành giáo dục của huyện. Việc

điều tra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Giáo dục – Đào tạo và Chi cục Thống kê huyện để xây dựng phương án điều tra và nội dung của phiếu

điều tra. Phiếu điều tra gồm 2 loại: loại dành cho cán bộ quản lý và giáo viên . Chỉ tiêu nội dung của phiếu điều tra gồm 2 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh về

số lượng (biểu hiển bằng con số) và nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất lượng (biểu hiện bằng mức độ; các chỉ tiêu này phải được xác định để phản ánh năng lực, trình độ cũng như khả năng đáp ứng của họ với tình hình thực tế). Những thông tin mà phiếu điều tra cần thu thập về NNL ngành giáo dục bao gồm: độ tuổi giới tính, nơi công tác, trình độ văn hoá, ngoại ngữ, trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, những yêu cầu vềĐT bồi dưỡng trong thời gian tới.

Thứ hai, cần xây dựng chương trình đào tạo tập huấn cho cán bộ phụ

trách công tác phát triển NNL ngành giáo dục bằng cách xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và tiến hành ĐT tập huấn cho các cán bộ phụ trách nắm

90

vững kỹ thuật và quy trình vận hành, khai thác hệ thống thông tin điện tử về

NNL ngành giáo dục .

Thứ ba, cần vận hành thử và tổng kết đánh giá trước khi đưa vào thực tiễn. Việc vận hành thời gian đầu không thể tránh được những trục trặc nhất

định, do vậy cần có quá trình vận hành thử và điều chỉnh phần mềm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.Việc tổng kết đánh giá cần được tiến hành ngay sau khi vận hành thành công hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử. Dựa vào luồng thông tin về NNL ở trên hệ thống dữ liệu để báo cáo và kèm theo những kiến nghị, đề xuất cụ thể để có những chính sách phù hợp đảm bảo cân đối cơ cấu nguồn nhân lực của ngành giáo dục.

Đối vi s phi hp để hoàn thin cơ cu: Các cấp, các ngành và các

địa phương trên địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển cơ cấu nhân lực. Trên cơ sở Kế hoạch phát triển nhân lực huyện Quảng Ninh giai

đoạn 2015 – 2020 thì Huyện cần phải:

Thứ nhất, tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển cơ cấu nhân lực giáo dục cho Phòng Giáo dục – Đào tạo để nhằm có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất đảm bảo cơ cấu ổn

định, hợp lý nhân lực trên địa bàn Huyện. Tránh tình trạng mất cân đối về số

lượng giáo viên nam và nữ, bất hợp lý về giáo viên giữa các trường đặc biệt là sự thiếu hụt giáo viên ở các trường miền núi. Cụ thể ở 2 xã Trường Xuân và Trường Sơn mặc dù giáo viên miền xuôi lên dạy học nhiều, tuy nhiên thời gian giảng dạy theo sự phân công, chưa có ý định gắn bó lâu dài.

Thứ hai, cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa huyện và Phòng Giáo dục – Đào tạo trong công tác quản lý phát triển nhân lực từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan các cơ

sở đào tạo để thu thập được tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

91

Thứ ba, thường xuyên tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực để từ đó, chỉ rõ những điểm làm được và chưa làm được, đồng thời

đưa ra giải pháp để thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao sự phối kết hợp với các cấp, các ngành về phát triển cơ cấu nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)