Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.1. Thành tựu đạt được

Quy mô nguồn nhân lực của ngành có sự tăng trưởng nhanh chóng về

số lượng. Cùng với đó là chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên được nâng cao rõ rệt, từ công tác nâng cao trình độ chuyên môn đến việc bổ sung kiến thức phụ trợ. Toàn ngành đã chú trọng đến hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy bằng việc bổ sung thêm cán bộ giáo viên có trình độ cao, có năng lực

70

thực sự. Điều này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thực tế của các cơ sở và yêu cầu phát triển của ngành.

Cơ cấu nguồn nhân lực tương đối hợp lý, cơ cấu của đội ngũ nhân lực GD-ĐT giữa các cấp bậc học trong toàn ngành đã có sự thay đổi, phù hợp về

cơ cấu tuổi, tỉ lệ giữa nam và nữ…..Cơ cấu bộ máy quản lý NNL được tổ

chức từ cấp huyện đến các trường học đặt dưới sự quản lý thống nhất của UBND huyện. Bộ máy này đã thực hiện tương đối đầy đủ, kịp thời các hoạt

động phát triển NNL, nhất là các chế độ chính sách liên quan đến thu nhập cho số lượng lớn lao động của ngành. Các quy định, chế độ chính sách về

công tác cán bộ, lương, thưởng, bảo hiểm, công tác phí... được triển khai, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời đến người lao động.

Việc trả lương cho cán bộ giáo viên ngành GD&ĐT thực hiện theo quy

định của Nhà nước. Do vậy, việc tính toán bảng lương, thanh toán tiền lương, phụ cấp thực hiện đơn giản, kịp thời. Việc xét khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tại một số đơn vị được thực hiện nghiêm túc, đã góp phần động viên, kích thích người lao động làm việc.

Công tác hoạch định NNL gắn với quy hoạch, đào tạo được chú trọng nên chất lượng NNL ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độđào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. .

Khi được tuyển dụng, người lao động gần như được làm việc đến tuổi về hưu, họ rất ít bị áp lực đối diện với nguy cơ sa thải, thất nghiệp. Việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, mọi người hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau làm việc được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Do vậy, hàng năm, ngành GD&ĐT, các trường học đều hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao.

71

Qua lấy ý kiến của 245 cán bộ - giáo viên kết quả cho thấy mức đánh giá trung bình về các câu hỏi liên quan đến hoàn thành mục tiêu, chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh khá cao. Bởi vì những năm qua, Quảng Ninh là một trong những địa phương đứng đầu trong tỉnh Quảng Bình về xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đồng thời, kết quả khảo sát còn cho thấy, hoạt động phát triển NNL ngành GD&ĐT huyện Quảng Ninh có nhiều tích cực, cần phát huy. Tuy nhiên, ngoài việc đa số CC, VC, nhân viên có động cơ đúng đắn, cam kết ở lại cùng trường thì vẫn còn 27 người (9,64%) chưa thật gắn bó với nghề, 47 người (19,18%) còn lưỡng lự trong việc trả lời câu hỏi "Thầy cô cam kết ở lại lâu dài cùng nhà trường". Đây là điều cần xem xét một cách nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hiệu quả.

Bảng 2.25. Nhận xét của về hiệu quả phát triển nguồn nhân lực

Mức độ

Yếu tố 1 2 3 4 5

30. Nhà trường hoàn thành được các mục

tiêu đề ra 12 9 147 77 31. Chất lượng giảng dạy của nhà trường

ngày càng nâng lên 15 32 112 86 32. Phương pháo giảng dạy luôn được đổi

mới 24 42 111 68 33. Kết quả học tập của học sinh ngày càng

được nâng cao 17 17 136 75 34.Thầy cô có điều kiện phát huy tối đa

năng lực cá nhân 21 35 116 73 35. Thầy cô cam kết ở lại lâu dài cùng nhà

trường 27 47 86 85

72

Chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực GD-ĐT trong những năm qua

đã được nâng lên đáng kể, tỉ lệ giáo viên đạt và vượt trình độ chuẩn ngày càng tăng lên ở tất cả các cấp học. Trình độ của đội ngũ nhân lực ở các trường

đạt trình độ Thạc sĩ cũng được tăng lên so với những năm học trước; Số

lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, lao động giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, nhà giáo ưu tú cũng tăng lên.

Trình độ về chuyên môn, khả năng tổ chức điều hành công việc quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ngày một đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp CNH, HĐH. Việc xử lý các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đã

được chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời. Tỉ lệ cán bộ quản lý có chứng chỉ

quản lý giáo dục, tin học, ngoại ngữ, trình độ lý luận chính trị ngày càng cao. Hầu hết đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong ngành đều có ý thức, tinh thần trách nhiệm tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; nêu cao vai trò gương mẫu, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới sự nghiệp GD-ĐT. Không ít giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn tích cực học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, thậm chí giáo viên tự bỏ tiền ra để đi học nâng cao trình độ phục vụ cho giảng dạy. Hàng năm, cán bộ quản lý giáo dục theo học các lớp quản lý giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý. Nhiều trường đã có 100% cán bộ, giáo viên biết sử

dụng máy vi tính để phục vụ cho giảng dạy. Công tác xây dựng Đảng và phát triển Đảng trong ngành giáo dục được chú ý quan tâm, nhiều cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã tự giác phấn đấu tu dưỡng để trở thành Đảng viên đặc biệt đội ngũ giáo viên, cán bộ trẻ. Tỷ lệ phát triển Đảng viên trong ngành hàng năm đều tăng so với năm trước.

73

Đã tổ chức nhiều hội thi thành công như văn nghệ, thể thao, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi, giải toán trên mạng… để khích lệ tính thần học tập cũng như giảng dạy của học sinh và giáo viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 79)