Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng làm cho điều kiện sống khác nhau, từ đó tạo nên sự khác biệt về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất và vềđịa lí, vị trí kinh tế - xã hội trong cộng đồng. Điều kiện tự nhiên làm thay đổi cơ cấu lao động của mỗi quốc gia, mỗi địa phương làm thay đổi tính chất, nội dung lao động của người lao động, làm thay đổi năng suất, sản phẩm lao động. Điều kiện thuận lợi do tự nhiên mang lại cũng làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới đòi hỏi người lao động phải trau dồi kiến thức kỹ năng để phát huy nội lực và tiềm năng sáng tạo.

Điều kiện khí hậu bao gồm sự diễn biến phối hợp của nhiều yếu tố và sự thay đổi thất thường tác động tới con người qua nhiều yếu tố. Khí hậu ôn hòa sẽ góp phần tác động tích cực đến sức khỏe con người, giúp cho họ có nền tảng sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu công việc, qua đó cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực dồi dào. Xét trên phạm vi chung, biến đổi khí hậu sẽ trực tiếp tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững. Thông qua đó, biến đổi khí hậu tác động đến lao động việc làm theo hai xu hướng rõ rệt là biến đổi khí hậu làm cho việc làm trong ngành nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn, rủi ro hơn và điều kiện làm việc tồi tệ hơn. Biến đổi khí hậu còn làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm, làm giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lực lượng lao động di

31

cư của địa phương. Hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm tiềm năng tạo việc làm, ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của người lao động, là trở ngại lớn đối với việc duy trì nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động tái sản xuất lao

động.

Địa hình: Địa hình là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với phát triển nguồn nhân lực, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút nguồn lao động. Địa hình đồng bằng sẽ là nơi tập trung nguồn nhân lực dồi dào về số lượng và chất lượng. Địa hình núi gây cản trở, khó khăn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)