6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy cho cán bộ, giáo viên
Công tác kế hoạch, quy hoạch của Ngành xác định được những hoạt
động chủ yếu cho giáo dục trong từng giai đoạn cụ thể, tham gia xây dựng, góp ý, bổ sung nhiều Đề án, Chương trình quan trọng của Bộ, của tỉnh và các
địa phương trong tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp GD&ĐT Quảng Bình đến năm 2020 (QĐ số
1880/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 của UBND tỉnh). Để nâng cao đời sống tạo
động lực làm việc cho cán bộ - giáo viên thì công tác tài chính phải đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động dạy và học. Chế độ chính sách cán bộ, giáo viên và học sinh được chi trả kịp thời. Để đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt
95
Thứ nhất, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách ưu tiên của Ngành (mức biên chế sự nghiệp giáo dục theo Thông tư liên tịch số
35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ; thực hiện chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng và TCCN theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; NĐ số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác vùng điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn).
Thứ hai, Huyện cần phải chỉ đạo thực hiện “Ba công khai” và “Bốn
kiểm tra” trong lĩnh vực tài chính. Các cơ sở giáo dục, đào tạo phải thực hiện tốt việc công khai tài chính thông qua xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và báo cáo công khai tài chính. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện đúng quy định của pháp luật đấu thầu mua sắm thiết bị. Ban hành hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản thu trong các trường học và cơ sở giáo dục, chấn chỉnh xử lý thu chi sai quy định. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý tài sản, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Thứ ba, phối hợp với các sở ban ngành trong tỉnh xây dựng định mức, tiêu chí phân bổ và điều hành ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo, đảm bảo cơ cấu chi lương, các khoản có tính chất lương và chi hoạt động. Công tác thống kê phải đi vào nền nếp, phản ánh đúng và kịp thời thực trạng giáo dục tại địa phương, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý giáo dục. Công tác thông tin cung cấp số liệu giáo dục kịp thời, chính xác, đáp ứng nhu cầu sử dụng, khai thác, xác định nhiệm vụ và xây dựng các chế độ về giáo dục. Huy động tài chính từ nhiều nguồn, trong
96
viên ngoài tiền lương thực tế. Đối với giáo viên các trường đã giảng dạy từ 5 năm trở lên và đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ 3 năm trở lên được hỗ trợ
chi phí phụ cấp, chi phí đào tạo nâng cao trình độ. Đối với giáo viên có thời gian giảng dạy từ 3 năm trở lên nếu tự đào tạo thì cơ sở dạy nghề tạo điều kiện về thời gian, công việc.
Thứ tư, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là đối với nhà giáo, CBQLGD công tác
ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và hỗ
trợ bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non. Xác định cán bộ nguồn đểđầu tư đào tạo bổ sung cho đội ngũ cán bộ khoa học nồng cốt của ngành; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng một số chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với thực tiễn của địa phương trong từng giai đoạn.
97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ việc phân tích thực trạng phát triển NNL ngành GD&ĐT tại huyện Quảng Ninh, đánh giá những ưu điểm cũng như tồn tại và nguyên nhân, kết hợp với những lý luận về phát triển NNL, tác giả đã đề xuất những giải pháp
để phát triển NNL trong ngành GD&ĐT tại huyện Quảng Ninh đến năm 2020 gồm giải pháp đối với phát triển quy mô nguồn nhân lực, nâng cáo trình độ
chuyên môn, nâng cao nhận thức, phát triển bền vững cơ cấu nguồn nhân lực, xay dựng các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc của nguồn nhân lực và các yếu tố khác.
Tất cả các giải pháp nêu trên với mục đích làm cho công tác phát triển NNL ngành GD&ĐT tại huyện Quảng Ninh ngày càng hiệu quả hơn, đảm bảo thực hiện thành công định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục mà Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện Quảng Ninh đề ra đến năm 2020; đồng thời, đảm bảo chất lượng dạy và học của các trường trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn, đáp ứng được mong đợi của nhân dân huyện nhà.
98
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quyết định đối với mọi quá trình phát triển, điều này lại càng quan trọng đối với ngành giáo dục do bản chất của giáo dục là sản phẩm của ngành phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguồn nhân lực. Ngành giáo dục huyện Quảng Ninh nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung đang gặp nhiều khó khăn và có một khoảng cách nhất định so với ngành giáo dục của cả nước và các nước khác. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục chính là một trong những chìa khoá giúp ngành giáo dục của huyện xoá dần khoảng cách đó để vươn lên.
Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Quảng Ninh sẽ tạo ra
được đội ngũ công chức, viên chức, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và trách nhiệm để hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo tại địa phương. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ đào tạo ra thế hệ học sinh có chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện trong tương lai. Để đạt được những thành tích đó cần phải đổi mới phương thức đào tạo, huy động nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất để cho giáo viên, học sinh có điều kiện thực hành…
Tóm lại, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện Quảng Ninh đòi hỏi phải giải quyết một loạt các vấn đề liên quan đến phát triển NNL trực tiếp làm việc trong các cấp, đơn vị giáo dục. Thông qua đó, góp phần nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho huyện nhà.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo (2006), Phát triển con người và chỉ số phát triển con
người, một số kiến giải lý luận và thực tiển trong bối cảnh kinh tế-
xã hội hiện nay ở Việt Nam, Tài liệu giảng dạy lớp cao học Quản lý
giáo dục tại Cần Thơ.
[2] Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề,
giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Hoàng Chí Bảo (1993), Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy
nguồn lực con người, Tạp chí Triết học.
[4] PGS-TS. Bùi Quang Bình (2010), giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[5] PGS-TS. Bùi Quang Bình (2007), Giáo trình Kinh tế Lao động, Nhà xuất bản Lao động.
[6] PGS-TS. Bùi Quang Bình, Vốn con người và đầu tư vào vốn con người, tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 2 (31).2009. [7] PGS. TS. Trần Xuân Cầu, PGS. TS. Mai Quốc Chánh (2013), Kinh tế lao
động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
[8] Đỗ Văn Chấn (1998), Kinh tế học giáo dục, một số vấn đề về phương
pháp luận, Trường cán bô quản lý giáo dục- đào tạo Hà Nội.
[9] Đỗ Minh Cương (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
[10] TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
[11] Phạm Văn Dũng (2006), Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-
100
[12] Nguyễn Long Giao (2013), Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
nguồn nhân lực hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội số 2.
[13] PGS-TS. Phạm Minh Hạc, chủ biên (1996), Vấn đề con người trong sự
nghiệp CHN-HĐH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[14] Vũ Thành Hưởng (2005), Một số vấn đề bức xúc trong việc gắn đào tạo
với sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Tạp chí Kinh tế và
phát triển – Số 98.
[15] Trần Kiểm (2006), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiển, Nhà xuất bản Giáo dục.
[16] Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục
đào tạo - Kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội.
[17] Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế trị thức, Luận án tiến sĩ.
[18] Ngô Sô Phe, Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Trà Vinh, luận văn thạc sỹĐHĐN, 2012.
[19] Đặng Hồng Sơn (2008), Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Luận văn thạc
sỹ.
[20] PGS-TS. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển NNL, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Quảng Nam- Số
5(40).
[21] Lê Anh Việt (2011), Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực
ngành giáo dục và đào tạo tại UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai đến năm 2016, Luận văn thạc sỹ.
[22] Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Niên giám thống kê, năm 2009 đến 2014. [23] Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc ‘Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục’.
101
[24] Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết năm của ngành GD-ĐT.
[25] Tỉnh Quảng Bình (2014), Nghị quyết về phát triển giáo dục và đào tạo
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
[26]. UBND huyện Quảng Ninh (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo
tổng kết năm về lĩnh vực GD-ĐT.
[27] UBND huyện Quảng Ninh (2014), Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính chào quý thầy (cô)!
Tôi tên là Nguyễn Thị Kim Phụng, học viên cao học trường Đại Học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Hiện nay tôi đang thực tập tại Phòng Giáo dục –
Đào tạo, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, để thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Rất mong thầy (cô) dành chút thời gian để cung cấp cho tôi một số thông tin. Những ý kiến của thầy (cô) là cơ sở quan trọng giúp tôi hoàn thành đề tài này. Những thông tin thu thập được dưới đây là những dữ liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự giúp đỡ
của quý thầy (cô). Xin chân thành cảm ơn!
I. Thầy (cô) vui lòng cho biết đôi nét về bản thân (đánh dấu X vào ô tròn) 1. Giới tính
¡ Nữ ¡ Nam
2. Bộ phận công tác:
¡ Cán bộ quản lý ¡ Giáo viên
3. Thời gian công tác:
¡ Dưới 5 năm ¡ Từ 5 - 15 năm
¡ Từ 16 - 25 năm ¡ Trên 25 năm
PHẦN CÂU HỎI
Nhằm đánh giá mức độ hài lòng của thầy/ cô đối với các yếu tố tạo động lực làm việc trong ngành giáo dục huyện Quảng Ninh, thầy/ cô vui lòng khoanh tròn ¡ vào mức độ đồng ý để có động lực làm việc đối với thầy/ cô trong những câu hỏi dưới đây.
Mức độ đồng ý để có động lực làm việc 1 2 3 4 5 Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
Câu 1: Nhận xét của thầy (cô) về phân tích công việc trong ngành giáo dục Mức độ Yếu tố Mức độđồng ý để có động lực làm việc 1. Các tiêu chuẩn cho từng chức danh, vị trí công việc
trong nhà trường đầy đủ, rõ ràng, hợp lý 1 2 3 4 5 2. Thầy cô hiểu rõ nhiệm vụ phải làm, tiêu chí đánh giá
kết quả công việc của mình 1 2 3 4 5 3. Thầy cô hiểu rõ thẩm quyền và các mối quan hệ trong
thực hiện công việc của mình 1 2 3 4 5
Câu 2: Nhận xét của thầy/ cô về hoạt động phân công công việc
Mức độ
Yếu tố
Mức độ đồng ý để có
động lực làm việc 4. Nhà trường có sự phân công công việc hợp lý 1 2 3 4 5 5. Thầy cô có cơ hội để thăng tiến 1 2 3 4 5 6. Thầy cô biết được các điều kiện để thăng tiến 1 2 3 4 5
Câu 3: Nhận xét của thầy/cô về hoạt động đào tạo trong ngành giáo dục Mức độ Yếu tố Mức độđồng ý để có động lực làm việc 7. Thầy cô có kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc 1 2 3 4 5 8. Thầy cô được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn theo
yêu cầu của công việc 1 2 3 4 5 9. Nội dung đào tạo, tập huấn mà thầy cô tham gia thực
sự giúp ích cho thầy cô trong công việc 1 2 3 4 5
Câu 4: Nhận xét của thầy/ cô về hoạt động đánh giánhân viên ngành giáo dục Mức độ Yếu tố Mức độđồng ý để có động lực làm việc 10. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc
hiện nay là chi tiết, đo lường được, phù hợp thực tiễn 1 2 3 4 5 11. Phương pháp và hình thức đánh giá công việc hiện
nay là khoa học, phù hợp điều kiện thực tế 1 2 3 4 5
12. Thầy cô được trình bày hết ý kiến của mình khi
đánh giá kết quả thực hiện công việc 1 2 3 4 5 13. Những đánh giá của cấp trên về kết quả thực hiện
công việc là rõ ràng, dễ hiểu 1 2 3 4 5 14. Kết quả đánh giá công việc là công bằng, chính xác 1 2 3 4 5 15. Kết quả đánh giá công việc giúp thầy cô nâng cao
Câu 5: Nhận xét của thầy/ cô về thu nhập ngành giáo dục Mức độ Yếu tố Mức độđồng ý để có động lực làm việc 16. Hệ thống thang bảng lương trong ngành giáo dục hiện
nay đã tính đến yếu tố năng lực, hiệu quả công tác. 1 2 3 4 5 17. Quy định nâng lương thường xuyên là công bằng, hợp
lý 1 2 3 4 5
18. Thu nhập thầy cô nhận được tương xứng với kết quả
làm việc 1 2 3 4 5 19. Thầy cô hài lòng với mức lương, phụ cấp hiện nay 1 2 3 4 5 20. Những tập thể, các nhân được khen thưởng xứng
đáng với những gì họ làm được cho trường, cho ngành 1 2 3 4 5
Câu 6: Nhận xét của thầy/ cô về môi trường làm việc và lãnh đạo
Mức độ
Yếu tố
Mức độđồng ý
để có động lực làm việc 21. Cấp trên luôn hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến
công việc của thầy cô 1 2 3 4 5 22. Cấp trên luôn khuyến khích thầy cô tham gia vào
việc bàn bạc, ra các quyết định quan trọng 1 2 3 4 5 23. Cấp trên luôn quan tâm động viên và chia sẻ những
khó khăn của thầy cô 1 2 3 4 5 24. Thầy cô thích phong cách lãnh đạo và tin tưởng vào
khả năng lãnh đạo của cấp trên 1 2 3 4 5 25. Thầy cô được tự do phát biểu ý kiến 1 2 3 4 5
26. Thầy cô được tin cậy và tôn trọng trong công việc 1 2 3 4 5 27. Mọi người đối xử công bằng, không phân biệt 1 2 3 4 5 28. Trường có đủ cơ sở vật chất và được trang bịđủ
thiết bị giảng dạy, làm việc 1 2 3 4 5 29. Thầy cô được cung cấp những điều kiện vật chất
tốt nhất hiện có để thực hiện giảng dạy, làm việc 1 2 3 4 5
Câu 7: Nhận xét của thầy/ cô về hiệu quả phát triển nguồn nhân lực
Mức độ
Yếu tố
Mức độđồng ý
để có động lực làm việc 30. Nhà trường hoàn thành được các mục tiêu đề ra 1 2 3 4 5 31. Chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày càng
nâng lên 1 2 3 4 5
32. Phương pháo giảng dạy luôn được đổi mới 1 2 3 4 5 33. Kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng
cao 1 2 3 4 5
34.Thầy cô có điều kiện phát huy tối đa năng lực cá
nhân 1 2 3 4 5
PHỤ LỤC 2
Nhận xét về phân tích công việc trong ngành giáo dục
Số người đánh giá theo các mức độ
Mức độ