Tình trạng tiếp thu lý thuyết một cách sống sít

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 70)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Tình trạng tiếp thu lý thuyết một cách sống sít

Từ khi nhận thức, phát hiện ra những thiếu hụt, những hiểu biết hạn hẹp, không đến nơi đến chốn về các trƣờng phái lý thuyết triết học, mỹ học và văn học phƣơng Tây, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực dịch, giới thiệu và phổ biến các thành tựu lý thuyết đó ở Việt Nam với động cơ khách quan và nhu cầu khoa học thật sự. Thực tế cho thấy các lý thuyết, các quan điểm lý luận văn học và mỹ học đang lƣu hành ở Việt Nam, không phải lý thuyết nào cũng hoàn toàn phù hợp và cần thiết đối với chúng ta, nhƣng không phải lý thuyết nào cũng không đáng nghiên cứu và tham khảo. Vấn đề là ở quan điểm nghiên cứu, tiếp thu và phê phán, đối thoại sao cho phù hợp.

Tinh thần tiếp thu một cách thận trọng, khoa học các lý thuyết, các quan điểm lý luận văn học và mỹ học phƣơng Tây trong tình hình thế giới hiện nay sẽ là cơ sở để mở rộng giới hạn và khả năng của hệ thống lý luận văn học và mỹ học mác xít trƣớc thực tiễn nghệ thuật phong phú, rộng lớn của thế giới. Có thể nói, đến thời điểm này, hầu hết các lý thuyết văn học và mỹ học trên thế giới đều đã đƣợc biết đến, đƣợc giới thiệu và vận dụng ở Việt Nam. Đã có nhà nghiên cứu mô tả thực trạng này nhƣ là "bãi thử các lý thuyết". Với tinh thần khoa học, khách quan, giải tỏa định kiến, việc vận dụng các thành tựu lý thuyết phƣơng Tây vào thực tiễn nghiên cứu và thực tiễn hoạt động sáng tạo đã mang lại những kết quả mới rất đáng khích lệ.

Nhƣng cũng ở lĩnh vực này đã cho thấy những biểu hiện cực đoan, sính lý thuyết, vồ vập lý thuyết một cách thái quá đến mức sùng bái, không tỉnh táo để nhận ra những điều không còn phù hợp của nó. Không ít trƣờng hợp do tiếp

thu không đến đầu đến đũa, vận dụng "sống sít" cho nên dẫn đến tình trạng khiên cƣỡng, gán ghép, ngộ nhận và thiếu quan điểm lịch sử. Trong khi say sƣa với cái mới, không ít ngƣời thiếu tỉnh táo để nhận ra nhiều lí thuyết đã ra đời ở châu Âu từ đầu thế kỷ 20 trong những hoàn cảnh lịch sử - văn học cụ thể và vì vậy cho đến nay, nó chỉ còn là câu chuyện "cũ người, mới ta" mà thôi.

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, nhiều lý thuyết, trƣờng phái nghiên cứu, phê bình văn học đƣợc giới thiệu ở nƣớc ta, “song nhìn chung việc dịch thuật và giới thiệu ở nhiều trường hợp còn khá sơ sài, chưa đầy đủ nhất là việc vận dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mới vẫn còn ở bước đầu, chưa có mấy thành tựu đáng kể (ngoại trừ thi pháp học), các bộ sách lý luận văn học hiện có thì về cơ bản vẫn dựa trên những quan niệm, tư tưởng lý luận chưa thực sự đổi mới, chưa cập nhật với lý luận văn học hiện đại thế giới” [33,257].

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 70)