Phân tâm học

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 62)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2. Phân tâm học

Phân tâm học là một trƣờng phái triết học phƣơng Tây, ngƣời sản sinh ra phƣơng pháp này là Sigmud Freud. Sự ra đời của Phân tâm học đƣợc coi là bƣớc ngoặt của thế kỉ XIX trong việc khám phá con ngƣời, đánh dấu một tiến bộ quan trọng của tƣ duy nhân loại trong việc nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm sinh lý trong con ngƣời, dần trở thành khoa học phân tích các chiều sâu của mọi hành vi đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể ngƣời.

Ở Việt Nam, Phân tâm học đƣợc giới thiệu từ những năm 30 trong các công trình của Trƣơng Tửu và Nguyễn Văn Hạnh. Nhƣng từ sau năm 1945 do bị kỳ thị nặng nề nên phƣơng pháp này hầu nhƣ không xuất hiện. Từ năm 1986 đến nay, do cấm kỵ đƣợc tháo gỡ, Phân tâm học đƣợc vận dụng trong khá nhiều nghiên cứu: S.Frued và phân tâm học (2004) của Phạm Minh Lăng; Học thuyết S.Frued và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam

(2008) của Trần Thanh Hà;… Đặc biệt là Đỗ Lai Thúy với các công trình biên soạn, giới thiệu: Phân tâmhọc và văn hóa nghệ thuật (2000); Phân tâm học

và tình yêu (2003); Phân tâm học và tính cách dân tộc (2007). Ông không

chỉ giới thiệu Phân tâm học một cách có hệ thống mà còn soi chiếu nhiều hiện tƣợng văn học Việt Nam từ lý thuyết này: “Ở mỗi tác giá, tác phẩm ông tìm ra một kiểu ứng chiếu với mô hình lý thuyết phân tâm học sao cho phù hợp

[26,253]. Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đƣợc Đỗ Lai Thúy soi chiếu từ thuyết tƣởng tƣợng (phân tâm học về lửa) của G.Bachelard, thơ Hồ Xuân Hƣơng đƣợc thấu thị từ lý thuyết siêu mẫu(archetype) của C.G.Jung kết hợp với tín ngƣỡng phồn thực, những ám ảnh trong thơ bà Huyện Thanh Quan đƣợc Đỗ Lai Thúy giải mã từ “bản năng chết” (thanatos) của Frued. Có thể coi ẩn ngữ “mặc cảm Oedipe” là trục chính xoay quanh đó Đỗ Lai Thúy đi sâu, lý giải đƣợc nhiều đặc điểm riêng biệt của thơ Hoàng Cầm. Đỗ Lai Thúy còn dựng nên một chân dung tinh thần đầy phức tạp với Tháp Chàm bốn mặt

của Chế Lan Viên hoặc Đáp lời con quái Spinx hay Cội nguồn sáng tao của thơ Xuân Diệu. Ông đã khơi mở giúp ngƣời đọc tiếp cận “bản thể thơ” của những thi nhân từng xuất hiện trên văn đàn Việt Nam nhƣ những ngôi sao sáng nhất.

Học thuyết Frued đã để lại những dấu ấn nhất định trong làng phê bình Việt Nam trong những ở từng thời kì lịch sử khác nhau. “Khuynh hướng phân tâm học cũng mở ra cánh cửa cho người tiếp nhận đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong của nhà văn để từ đó nắm bắt được tư tưởng tình cảm của nhà văn một cách trung thực nhất” [26,254].

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)