Tổng kết, đánh giá thực tiễn văn học thời kỳ chiến tranh cách

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Tổng kết, đánh giá thực tiễn văn học thời kỳ chiến tranh cách

“Thế kỉ XX đi qua để lại cho chúng ta một nền văn họcxứng đáng đứng vàng hàng ngũ những nền văn học tiên phong chống đế quốc trong thời đại ngày nay” như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đánh giá.” [73,141].

Trong dòng chảy của thời đại, văn học cách mạng đã theo sát và phản ánh tinh thần dân tộc, dân chủ theo khuynh hƣớng xã hội chủ nghĩa, tham gia tích cực vào quá trình vận động chính trị của đất nƣớc trong suốt thế kỉ XX.

Quan điểm văn nghệ từng thời kỳ gắn liền với chính trị. Tính nhất quán trong quan điểm chỉ đạo của Đản về văn hóa, văn nghệ là coi văn hóa nghệ thuật cũng nhƣ mọi hoạt động khác, phải ở trong kinh tế và chính trị. Trên tinh thần ấy, tác phẩm của các nhà văn đi theo kháng chiến không thể đặt lên yêu cầu hàng đầu yêu cầu chính trị trực tiếp và tức thời.

Đến thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc, tƣ tƣởng chỉ đạo tiếp tục đƣợc quán triệt hơn. Văn học lúc này luôn bám sát tình hình thời sự và các chủ trƣơng đƣờng lối quan điểm của Đảng để phản ánh hiện thực cách mạng. Trung thành tuyệt đối với lí tƣởng cách mạng, nội dung có lợi cho cộng đồng, có lợi cho việc cổ vũ đấu tranh cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc đƣợc coi là phẩm chất chính trị quan trọng của văn học và tất nhiên đây cũng là tiêu chí hàng đầu để xem xét và định giá mỗi tác phẩm khi nó ra đời.

Trải qua suốt ba mƣơi năm kháng chiến trƣờng kỳ, văn học đã gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng đất nƣớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành kết tinh các giá trị tinh thần cao quí của dân tộc thông qua một khả năng sáng tạo đồ sộ, phản ánh hiện thực cách mạng hết sức phong phú, hào hùng của dân tộc.

Nhƣng mặt khác, sự theo sát các nhiệm vụ chính trị cũng phần nào làm cho văn học thời kỳ chiến tranh mang nặng tính tuyên truyền, tính minh họa mà một số nhà văn kêu gọi phải giải trừ sau khi chiến tranh kết thúc.

CHƢƠNG 3

HẠN CHÊ CỦA LÝ LUẬN VĂN HỌC

THỜI KỲ ĐỔI MỚI - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Một số hạn chế của lý luận văn học thời kỳ đổi mới

3.1.1. Tình trạng tiếp thu lý thuyết một cách sống sít

Từ khi nhận thức, phát hiện ra những thiếu hụt, những hiểu biết hạn hẹp, không đến nơi đến chốn về các trƣờng phái lý thuyết triết học, mỹ học và văn học phƣơng Tây, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực dịch, giới thiệu và phổ biến các thành tựu lý thuyết đó ở Việt Nam với động cơ khách quan và nhu cầu khoa học thật sự. Thực tế cho thấy các lý thuyết, các quan điểm lý luận văn học và mỹ học đang lƣu hành ở Việt Nam, không phải lý thuyết nào cũng hoàn toàn phù hợp và cần thiết đối với chúng ta, nhƣng không phải lý thuyết nào cũng không đáng nghiên cứu và tham khảo. Vấn đề là ở quan điểm nghiên cứu, tiếp thu và phê phán, đối thoại sao cho phù hợp.

Tinh thần tiếp thu một cách thận trọng, khoa học các lý thuyết, các quan điểm lý luận văn học và mỹ học phƣơng Tây trong tình hình thế giới hiện nay sẽ là cơ sở để mở rộng giới hạn và khả năng của hệ thống lý luận văn học và mỹ học mác xít trƣớc thực tiễn nghệ thuật phong phú, rộng lớn của thế giới. Có thể nói, đến thời điểm này, hầu hết các lý thuyết văn học và mỹ học trên thế giới đều đã đƣợc biết đến, đƣợc giới thiệu và vận dụng ở Việt Nam. Đã có nhà nghiên cứu mô tả thực trạng này nhƣ là "bãi thử các lý thuyết". Với tinh thần khoa học, khách quan, giải tỏa định kiến, việc vận dụng các thành tựu lý thuyết phƣơng Tây vào thực tiễn nghiên cứu và thực tiễn hoạt động sáng tạo đã mang lại những kết quả mới rất đáng khích lệ.

Nhƣng cũng ở lĩnh vực này đã cho thấy những biểu hiện cực đoan, sính lý thuyết, vồ vập lý thuyết một cách thái quá đến mức sùng bái, không tỉnh táo để nhận ra những điều không còn phù hợp của nó. Không ít trƣờng hợp do tiếp

thu không đến đầu đến đũa, vận dụng "sống sít" cho nên dẫn đến tình trạng khiên cƣỡng, gán ghép, ngộ nhận và thiếu quan điểm lịch sử. Trong khi say sƣa với cái mới, không ít ngƣời thiếu tỉnh táo để nhận ra nhiều lí thuyết đã ra đời ở châu Âu từ đầu thế kỷ 20 trong những hoàn cảnh lịch sử - văn học cụ thể và vì vậy cho đến nay, nó chỉ còn là câu chuyện "cũ người, mới ta" mà thôi.

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, nhiều lý thuyết, trƣờng phái nghiên cứu, phê bình văn học đƣợc giới thiệu ở nƣớc ta, “song nhìn chung việc dịch thuật và giới thiệu ở nhiều trường hợp còn khá sơ sài, chưa đầy đủ nhất là việc vận dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mới vẫn còn ở bước đầu, chưa có mấy thành tựu đáng kể (ngoại trừ thi pháp học), các bộ sách lý luận văn học hiện có thì về cơ bản vẫn dựa trên những quan niệm, tư tưởng lý luận chưa thực sự đổi mới, chưa cập nhật với lý luận văn học hiện đại thế giới” [33,257].

3.1.2. Lý luận không theo kịp thực tiễn sáng tác

Trƣớc đây chúng ta có thời áp đặt lý luận cho nhà văn để họ sáng tác theo, cách làm ấy vừa không đúng với quan hệ giữa lý luận và sáng tác, vừa gây phản tác dụng. Lý luận có tác dụng giúp nhà văn đổi mới ý thức văn học, mở ra những khả năng, những chân trời để họ tự tìm tòi trong lĩnh vực của họ. Lý luận cũng có tác dụng biện hộ cho các tìm tòi mới trong sáng tạo, giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc nhà văn và nhƣ thế cũng là giúp cho nhà văn. Từ thời “đổi mới” lý luận có tác dụng giải phóng cho nhà văn rất nhiều. Họ không còn bị trói buộc vào phƣơng pháp sáng tác cũ, tiêu chí thẩm mĩ cũ, hệ đề tài cũ. Không nhà văn nào còn dễ dãi tự hi sinh cá tính sáng tạo của mình cho mục đích nào khác. Tuy nhiên, phần nhiều nhà văn Việt Nam vẫn còn “ngại” lí thuyết, họ thích sáng tác theo “bản năng” hơn, họ thích tuân theo tiếng gọi của cái “tạng” của họ nhiều hơn, có lẽ vì thế mà sáng tác của chúng ta phần nhiều chỉ ít hoặc chƣa thấy đỉnh cao nhƣ dƣ luận chung cho là thế. Có thể nhà văn ta chƣa đánh giá đúng, đánh giá hết ý nghĩa của lí thuyết đối với sáng tác

của họ. Về phần mình, lý thuyết không thể là “chay” thoát li thực tiễn văn học của nƣớc nhà. Thực tiễn văn học Việt Nam qua các thời là đối tƣợng thú vị cho vận dụng lý thuyết, kiểm nghiệm lý thuyết và đề xuất lý thuyết, đáng tiếc là các nghiên cứu nhƣ thế còn rất hiếm.

Chúng ta đang ở trong một thời điểm mà sự tác động của cơ chế thị trƣờng đang đến mức dữ dội chƣa từng thấy, mặt trái của cơ chế thị trƣờng và sự khó khăn về kinh tế đã kéo theo những suy thoái nghiêm trọng trên nhiều phƣơng diện của đời sống. Nền tảng đạo đức có nguy cơ lung lay, những giá trị truyền thống và nhân văn có nguy cơ mai một, niềm tin bị thử thách mãnh liệt, sự phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt, những hệ giá trị có nguy cơ bị đảo lộn, những tệ nạn xã hội chƣa có hồi kết… Tất cả những biểu hiện tiêu cực đó diễn ra trong toàn bộ mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà văn học vừa có sứ mệnh chiếm lĩnh, nhận thức, cải tạo, vừa không thể đóngvai ngoại lệ và vì thế văn học cũng đang có những cố gắng tìm cách để vƣợt lên.

Nhƣ một quy luật thẩm mĩ, hiện thực đời sống càng phức tạp, càng kích thích sự sáng tạo của nhà văn. Minh chứng sát thực là cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn năm 2007-2010 đã thu hút trên 240 bản thảo, cuộc thi tiểu thuyết của nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2008-2011 có 146 tác phẩm; cuộc thi truyện ngắn gần đây 2011-2012 trên tuần báo Văn nghệ có gần 3000 tác phẩm dự thi, 500 truyện đã in... Đó là chƣa kể hàng trăm tác phẩm của nhiều nhà văn đƣợc các nhà xuất bản in ra trong hai năm 2011, 2012.

Dòng mạch chính vẫn là sự tiếp tục chủ nghĩa yêu nƣớc, trong đó đề tài chiến tranh yêu nƣớc và cách mạng đƣợc khai thác hiện thực ở bề sâu hơn, đề tài lịch sử đƣợc nhìn nhận cởi mở hơn, vì vậy tính chân thực nghệ thuật cao hơn, thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi điểm nhìn nghệ thuật hình thành từ sau đổi mới đang bắt rễ sâu sắc trong đời sống văn nghệ hiện tại thể hiện trong việc chiếm lĩnh hiện thực, áp sát cuộc sống, đi sâu vào cái đời thƣờng thế sự, phát hiện vấn đề ngay trong bản thân mình, ngƣời bên cạnh

mình, những con ngƣời cùng với những điều đang ngổn ngang bề bộn hôm nay sát sƣờn đối với ngƣời đọc. Đặc biệt là đi sâu vào những biểu hiện của cái cá thể, phát hiện trong con ngƣời bình thƣờng những nét tích cực và tiêu cực, lƣơng tâm và vô lƣơng tâm, nhân tính và phi nhân tính, những dấu hiệu của sự phân hóa của con ngƣời trong xã hội hiện tại với tƣ cách là nhân vật của văn học. Về thủ pháp nghệ thuật, bƣớc đầu trong một số tác phẩm đã có dấu hiệu của đa giọng điệu, đa thanh, nhiều lớp nghĩa; có sự hiện diện của bút pháp giễu nhại, huyền ảo, có sự mờ hóa mang ý nghĩa nghệ thuật, đã có những biểu hiện của lối viết hậu hiện đại. Đã có sự thay đổi trong diễn ngôn nghệ thuật: linh hoạt hơn, mờ đục hơn, trần trụi hơn, suồng sã hơn, đời hơn…, nhƣng vì thế cũng đang ngổn ngang nhƣ chƣa đƣợc sắp xếp của một “ hệ điều hành” chung.

Thơ cũng đang có sự biến chuyển. Có quan niệm thơ gắn với cuộc sống, có quan niệm thơ là sự tự biểu hiện, lại có quan niệm thơ chỉ là một kiểu tổ chức lời nói, hoặc thơ chỉ cần ý và cần diễn đạt nhƣ văn xuôi, có thể không cần vần, lại có quan niệm làm thơ là để nói hộ ngƣời khác những điều khó nói, thơ không cần hiểu, thơ khó, là trò chơi ngôn ngữ thuần túy, thơ nữ quyền, thơ dòng chữ, thơ trình diễn...

Trong khi đó, lý luận văn học xem ra kém năng động so với sáng tác. Nhiều vấn đề chƣa ngã ngũ trong lý luận bị bỏ lửng, không đƣợc tiếp tục bàn luận. Chẳng hạn nhƣ vấn đề mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, vấn đề vai trò chủ thể sáng tạo, vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật, lý thuyết tiếp nhận, văn học và hiện thực, phƣơng pháp sáng tác… chƣa đƣợc soi sáng thấu đáo từ góc độ lý thuyết đến diễn giải những dấu hiệu của thực tế sáng tạo. Trong khi đó, nhiều vấn đề nảy sinh từ sự đời sống hiện tại của văn học chƣa kịp đƣợc nghiên cứu, lí giải, hƣớng dẫn, tổng kết, cắt nghĩa các hiện tƣợng, soi sáng chúng trên bình độ lí thuyết, nhận thức và phân tích chúng bằng tƣ duy lý luận , từ đó chỉ ra con đƣờng triển vọng, dự báo những khả năng hiện thực…

Các luận điểm của lý luận mác xít, của đƣờng lối văn nghệ của Đảng tránh lối vận dụng máy móc đã đành, nhƣng lại có biểu hiện không đƣợc vận dụng nhƣ là một bộ phận thƣờng xuyên phải gắn với sự xanh tƣơi của đời sống văn nghệ, mà nhiều khi nhƣ là những viện dẫn mang tính minh họa, thậm chí có thể có quan niệm e ngại sợ sa vào giáo điều, bảo thủ… Khác hẳn với trƣớc đây những nguyên lý mĩ học mác xít thƣờng đƣợc trích dẫn nhƣ là chìa khóa, nhƣ là những hòn đá tảng để diễn giải các đối tƣợng nghiên cứu, thì lúc này tần suất những ý kiến của lý luận phƣơng Tây đang có xu hƣớng bị lạm dụng.

Những năm gần đây một số lý thuyết văn chƣơng tiêu biểu của nƣớc ngoài đƣợc chú ý dịch và giới thiệu. Đây là những lý thuyết phi mác xít, hoặc là lý thuyết mác xít phƣơng Tây, nhƣng không có nghĩa vì thế mà tất cả đều không mang tính khoa học, hoặc đều là cần phải đề phòng. Từ những góc độ khác nhau, với những khả năng và hạn chế của mình, phần hợp lí của các lý thuyết đó có những khám phá bản chất của sáng tạo nghệ thuật, đang góp phần làm thay đổi thao tác phân tích tác phẩm, hạn chế lối phân tích xã hội học dung tục hoặc cảm tính trong đời sống văn học ở nƣớc ta. Nhƣng qua một số công trình lý luận, không phải không có hiện tƣợng khi thì vồ vập, sùng ngoại thái quá, khi thì tỏ ra khiên cƣỡng trong vận dụng đặc biệt là khi vận dụng để lí giải một số hiện tƣợng thuộc về những sáng tác cụ thể của văn học Việt Nam. Trong một số công trình lý luận gần đây có tác giả quá nhấn mạnh vai trò bản năng của sáng tạo văn học trong khi bỏ qua ý nghĩa xã hội - lịch sử của tác phẩm, quá nhấn mạnh hình thức nghệ thuật mà có phần xem nhẹ nội dung, hoặc không xem xét nội dung trong mối quan hệ với hình thức, có tác giả, đặc biệt là các tác giả trẻ vận dụng lý thuyết chƣa nhuyễn, còn nặng về thích thú giới thiệu các khái niệm trong khi ít bám sát, hoặc không xuất phát từ thực tế văn học Việt Nam.

3.1.3. Chưa thiết lập được mối quan hệ tương hỗ thật sự hiệu quả giữa phê bình văn học với lý luận văn học và lịch sử văn học

Ở Việt Nam, cụm từ lý luận – phê bình luôn đi liền với nhau và đƣơng nhiên ngƣời ta nghĩ nhà phê bình cũng đồng thời là nhà lý luận. “Khi nói đến tình trạng yếu kém của nghiên cứu lý luận văn học, người ta cũng nghĩ luôn sự yếu kém đó là của phê bình văn học và ngược lại. Do đó không một ngành khoa học nào tự ý thức rõ về sự yếu kém của mình” [16,77].

Do lý luận khủng hoảng nên phê bình văn học cũng chƣa có cơ sở, chƣa có căn cứ để phát triển và hoàn thiện. Có thể dễ dàng nhận ra các phƣơng pháp phê bình mới nhƣ thi pháp học Nga, chủ nghĩa hình thức Nga, phê bình mới, cấu trúc luận, ký hiệu học, phân tâm học… đã đƣợc ít nhiều vận dụng để giải mã những đóng góp nghệ thuật của sáng tác văn học. Tuy nhiên, nhìn chung phê bình văn học vẫn là một khâu yếu nhất của văn học hôm nay. Phê bình dƣờng nhƣ đứng ngoài cuộc cho nên không bao quát đƣợc tình hình sáng tác đang có nhiều thay đổi. Thiếu những công trình nhìn nhận kịp thời cái đang diễn ra của đời sống văn học, từ đó thiếu những nhận định khoa học về một thực thể đang biến đổi. Cái tích cực chƣa đƣợc khẳng định mạnh mẽ, cái tiêu cực chƣa đƣợc ngăn ngừa kịp thời. Mặt khác, phê bình đôi khi tỏ ra lúng túng trƣớc cái mới. Có bài viết khẳng định khá chủ quan và đề cao một cách khiên cƣỡng về những biểu hiện các thủ pháp hậu hiện đại của một cuốn sách đang có những ý kiến trái chiều (Xem Nghệ thuật mới số 12-2012). Từ việc không bao quát đƣợc hết thực tế sáng tác, đến lúng túng và ngộ nhận trƣớc những biểu hiện khác biệt của thực tế sáng tác văn học, phê bình chƣa thật sự đáng tin cậy.

Lý luận văn học sau những chặng đầu khá sôi nổi ở chặng đầu thời kỳ đổi mới thì “gần đây có vẻ mờ nhạt, ít nêu được những vấn đề thực sự đáng chú ý của đời sống văn học. Một số cuộc tranh luận rơi vào tình trạng vụn

vặt, thổi phồng những chi tiết hoặc đao to búa lớn, quy chụp, lên án một cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 68)