Thi pháp học quá trình giới thiệu, vận dụng và thành tựu

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Thi pháp học quá trình giới thiệu, vận dụng và thành tựu

Thi pháp học hiện đại xuất hiện ở phƣơng Tây từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Trƣờng phái lý thuyết văn học này tuân theo những nguyên tắc khác với thi pháp học cổ điển, không coi trọng tính quy phạm mà đi sâu vào khảo sát những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.

Từ thời trung đại, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc nền văn hóa Trung Quốc nên thi pháp học cổ điển từ Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam. Trong suốt thời kỳ hiện đại hoá văn học từ những năm 30 cho đến trƣớc Cách mạng tháng Tám thi pháp đƣợc nhắc đến trong một số công trình phê bình văn học mà chƣa nâng lên lý luận. Từ Cách mạng tháng Tám đến hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm các nhà lý luận và sáng tác văn học cách mạng dƣờng nhƣ chỉ quan tâm nội dung phản ánh hiện thực mà hầu nhƣ bỏ quên phƣơng diện thi pháp, mặc dù đây đó có lúc quan tâm đến phong cách, bút pháp sáng tác của nhà văn. Ở miền Nam trong vùng kiểm soát của chính quyền cũ tuy có điều kiện giới thiệu về lí thuyết cấu trúc song chƣa nêu vấn đề nghiên cứu thi pháp văn học. Phải đến những năm 80 thi pháp học Việt Nam mới nổi lên nhƣ một trào lƣu nghiên cứu.

Từ sau năm 1986, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học dân gian và văn học phƣơng Tây đã mở đƣờng cho thi pháp học tiến vào Việt Nam, tạo nên một luồng sinh khí mới. Tiếp thu nhiều khuynh hƣớng khác nhau có cội nguồn từ thi pháp học hiện đại thế giới, giới nghiên cứu văn học Việt Nam giải quyết đƣợc nhiều vấn đề học thuật đang khủng hoảng, bề tắc. Thi pháp học đã đáp ứng đƣợc nhu cầu tự nhiên và hiện đại hóa của nghiên cứu văn học ở Việt Nam, góp phần tích cực vào việc đổi mới phƣơng pháp nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam.

Thành tựu đáng kể của việc vận dụng thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam là ghi nhận quá trình nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu ở các thế hệ khác nhau” [26,209]. Trần Đình Sử là ngƣời đầu tiên xác lập đƣợc tƣ tƣởng học thuật của mình, đề xuất một cách đầy đủ nhât hệ thống luận điểm của thi pháp học hiện đại. Mô hình nghiên cứu của Trần Đình Sử bao gồm quan niệm về con ngƣời, không gian, thời gian nghệ thuật, hình tƣợng tác giả… Mô hình này không có sẵn trong lý luận của các nhà nghiên cứu

Nga. Thi pháp thơ Tố Hữu(1987) của Trần Đình Sử là công trình đầu tiên có hệ thống từ thi pháp học. Để khẳng định tính ƣu việt của phƣơng hƣớng tiếp cận thi pháp học trên nhiều cấp độ, Trần Đình Sử lại cho công bố chuyên luận

Mấy vấn đề về thi pháp học trung đại Việt Nam (Nxb giáo dục, Hà Nội,

1999). Với nhiều công trình nghiên cứu về thi pháp học, Trần Đình Sử đã có những khái quát, nhận định mới cho thấy thế giới nghệ thuật là phạm trù sáng tạo của nhà văn, đó là nơi để phân biệt với các thế giới phi văn học.

Đỗ Đức Hiểu cũng là một trong những ngƣời sớm có ý tƣởng vận dụng thi pháp học hiện đại vào nghiên cứu văn học Việt Nam. Ông đã vận dụng thi pháp học cổ điển để phát hiện, bổ sung nhiều giái trị của các tác phẩm văn học cổ điển, hiện đại tƣởng nhƣ đã có tiếng nói cuối cùng, tìm ra và khẳng định nhiều giá trị của những hiện tƣợng văn học xuất hiện ở thời kỳ đổi mới (tìm những bí ẩn của tác phẩm từ những khoảng trắng trong Thế giới thơ

Nôm của Hồ Xuân Hương, giải mã thông điệp nghệ thuật Truyện Kiều, quan

tâm đến Số đỏ nhƣ một hiện thực ngôn ngữ học…). Ông còn thành công trong việc nghiên cứu phê bình một số tác giả, tác phẩm ngay thời kỳ đầu đổi mới.

Chuyên đề Thi pháp ca dao (Nxb. Khoa học xã hội 1993) lại là một công trình công phu của Nguyễn Xuân Kính về thi pháp ca dao cổ truyền, ông xác lập nghiên cứu ca dao nhƣ một loại thơ dân gian. Với chuyên đề này ông đã góp phần thúc đẩy khoa học nghiên cứu văn học dân gian phát triển. Bên cạnh các nhà nghiên cứu kể trên còn có Đỗ Lai Thúy với tập sách Con mắt thơ (Nxb. Lao Động, Hà Nội, 1992), tập trung nghiên cứu phong cách của tám thi sĩ Thơ mới, Hồ Xuân Hương hòai niệm phồn thực (Nxb. Văn hóa – thông tin Hà Nội, 1999). Chuyên luận Giọng điệu thơ trữ tình (Nxb. Văn học, Hà Nội, 2002) của Nguyễn Đăng Điệp là một đóng góp đáng kể làm phong phú thêm thành tựu nghiên cứu lý luận, phê bình trong thời kỳ đổi mới.

Thi pháp học Việt Nam tuy chịu ảnh hƣởng của Nga hay phƣơng Tây, song khi vào Việt Nam, xét trên một số đóng góp chủ yếu, nó đã có sáng tạo rõ rệt, hoàn toàn không phải là sao chép. Một số công trình nặng tính sao chép, lệ thuộc máy móc vào phƣơng pháp của nƣớc ngoài tỏ ra là nhạt nhẽo, bất cập. Xét về phƣơng pháp, tuy khuynh hƣớng có chỗ khác nhau, song về đại thể hầu hết nghiên cứu thi pháp, phong cách đều có cách tiếp cận chung khá thống nhất. Đó là xét tần xuất để xác định hiện tƣợng độc đáo, sau đó xây dựng mô hình chỉnh thể, hệ thống, giải thích các hiện tƣợng tìm đƣợc về mặt quan niệm của thời đại và của tác giả. Đó là cách tiếp cận khách quan. So sánh cách tiếp cận của Trần Đình Sử, Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Đỗ Lai Thuý đều cho thấy cái chung đó. Cũng từ đó có thể thấy thi pháp học, phong cách học Việt Nam vẫn đi theo phƣơng hƣớng chủ yêú của lí thuyết cấu trúc, hệ thống, chƣa bƣớc sang giai đoạn giải cấu trúc và hậu hiện đại. Mặc dù ở phƣơng Tây đã có tiếng hô lên “tác giả đã chết”, song ở thi pháp học Việt Nam tác giả vẫn còn ở vị trí trung tâm. Tính đa nghĩa của văn học và tính dân chủ trong tiếp nhận đã đƣợc thừa nhận, tuy nhiên trong nghiên cứu thi pháp, xu hƣớng lí giải độc tôn vẫn còn bám riết lấy một số tác giả nhƣ một nhu cầu tự đề cao.

Thi pháp học Việt Nam đang đứng trƣớc nhu cầu đa dạng hoá cách tiếp cận, trang bị và nghiền ngẫm sâu thêm về lý thuyết. Nhiều công trình còn sơ lƣợc, nhầm lẫn về phƣơng diện này. Thi pháp học là một phƣơng hƣớng nghiên cứu có ý nghĩa lâu dài, chính vì thế cần có sự phân hoá thành các trƣòng phái mới có thể phát triển. Thi pháp học có thể theo cách tiếp cận cấu trúc ngữ học, tiếp cận thế giới nghệ thuật, theo phân tâm học, theo kí hiệu học, theo văn hoá học, xã hội học… ở đây việc phiên dịch, giới thiệu các công trình của các tác giả lớn trên thế giới có ý nghĩa quan trọng. Sự thiếu hụt và phiến diện về tri thức thi pháp học trong số đông những ngƣời nghiên cứu

và đọc thi pháp là trở ngại cho sự nâng cao chất lƣợng các công trình thi pháp và đánh giá đúng về thi pháp.

Mặc dù vậy với những thành tựu mà các nhà nghiên cứu đã nỗ lực phát triển, Thi pháp học sẽ tiếp tục phát triển trong sự vận động của tƣ duy lý luận hiện đại ngày càng đƣợc truyền bá sâu rộng tại Việt Nam. “Nó có ý nghĩa tiên phong để khuyến khích các phương pháp tiếp sau xuất hiện và khẳng định giá trị ứng dụng thực tiễn” [26,236].

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)