Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

Ngay từ những thời kỳ trƣớc đây trong lịch sử, nƣớc ta cũng không ít lần đi ra với thế giới nhƣng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, không đáng kể và không thu hái đƣợc thành tựu gì đặc sắc. Nhƣng từ những thập niên cuối

cùng của thế kỉ XX, từ chính những nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân, xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa tri thức lại diễn ra một cách sôi động với quy mô lớn và tính chất khác hơn, khiến ta phải nhận thức nhƣ một xu thế tất yếu không thể đảo ngƣợc đƣợc để từ đó có những ứng xử phù hợp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời, vừa tiếp thu các giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại, vừa phải bảo vệ và giữ gìn đƣợc bản sắc dân tộc.

Ở Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định rõ đƣờng hƣớng hoạt động và những nguyên tắc chặt chẽ trong việc tham gia tiến trình này. Chúng ta hội nhập quốc tế nhằm củng cố môi trƣờng hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nƣớc nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, quảng bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì thế, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc. Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực, khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả sức mạnh của toàn xã hội. Trong quá trình giao lƣu kinh tế quốc tế, giao lƣu văn hóa đang trở thành cơ hội để chúng ta giới thiệu những đặc sắc văn hóa, những giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc trong cộng đồng Việt Nam với năm châu. Bên cạnh đó chúng ta cũng tiếp thu và chọn lọc để học hỏi những tinh hoa văn hóa của nhân loại góp phần làm giàu thêm gia tài văn hóa dân tộc.

Với tƣ cách là một bộ phận của văn hóa, văn học nói chung, lý luận văn học nói riêng không thể không chịu sự tác động mạnh mẽ cả trực tiếp và gián tiếp của quá trình giao lƣu và hội nhập. Trên phƣơng diện lý luận, việc nhìn

nhận, đổi mới và phát triển lý luận văn học Mác xít đƣợc đề ra. Những biểu hiện xơ cứng giáo điều, những quan điểm trực quan phiến diện, làm méo mó bản chất nghệ thuật đã đƣợc nhận thức và điều chỉnh. “Đồng thời, việc tiếp thu các trường phái lý thuyết nước ngoài , các trường phái lý thuyết hiện đại phương Tây cũng từng bước được tiến hành với thái độ khách quan khoa học và sự thận trọng cần thiết. Với sự phổ biến, vận dụng rộng rãi các thành tựu lý thuyết như Thi pháp học, Tự sự học, Chủ nghĩa cấu trúc, Phân tâm học, Lí thuyết tiếp nhận, Hiện tượng luận… tư duy lý luận văn học và hoạt động phê bình nghệ thuật đang từng bước được cập nhật, nâng cao”[16,11].

Sự chủ động giao lƣu và hội nhập văn hóa của Việt Nam thông qua các diễn đàn học thuật đã nâng tầm lý luận của Việt Nam lên khá nhiều. Nhờ qua trình giao lƣu và hội nhập, giới lý luận Việt Nam không chỉ có cơ hội đƣợc tiếp xúc, tiếp thu các lý thuyết nghệ thuật tiêu biểu trên thế giới mà còn có cơ hội để bắt kịp trình độ và tƣ duy lý luận cũng nhƣ khả năng đối thoại, tiếp nhận và vận dụng lý luận nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Lý luận văn học việt nam thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) (LV01372) (Trang 44)