7. Cấu trúc luận văn
2.2. Các thành tựu lý luận văn học thời kỳ đổi mới
2.2.1. Đổi mới tư duy lý luận
2.2.1.1. Nghiên cứu sâu hơn các đặc trưng văn học
Trƣớc đổi mới văn học chính là “vũ khí” cách mạng. Quan hệ giữa văn học và chính trị có ý nghĩa then chốt vì chính nó nếu không đƣợc nhìn nhận một cách biện chứng, khách quan, toàn diện sẽ làm lệch lạc các nguyên lý lý luận khác. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, trong không khí dân chủ và cởi mở, hàng loạt các vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa văn học và chính trị đã đƣợc xem xét lại.
Trƣớc hết, các ý kiến tập trung phê phán quan niệm đồng nhất giữa văn nghệ và chính trị, sự chi phối thái quá của chính trị với văn nghệ. Do phụ thuộc vào chính trị nên văn nghệ đã trở thành “công cụ” tuyên truyền và giải thích cho cách mạng. Lấy lý thuyết thay cho hình tƣợng, lấy tiếng nói của
nguyên tắc, ý chí thay cho tiếng nói xuất phát từ tâm hồn, tình cảm. Quan điểm phiến diện, sai lầm trên là cơ sở nảy sinh thái độ ứng xử thiếu công bằng, khách quan với văn học nghệ thuật, khiến văn học nghệ thuật không còn đƣợc là chính nó.
Tƣ duy lý luận đổi mới còn đào sâu nhận thức về quan hệ giữa ý thức chính trị và ý thức nghệ thuật, đặc biệt phân biệt rõ bản chất đặc thù của mỗi hình thái. Lý luận đổi mới nhấn mạnh “Văn học không phải là “thi tỳ” của chính trị”. Đây là hai hình thái độc lập, tuy có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ nhƣng giữa chúng chỉ có tính thống nhất chứ không có tính đồng nhất nhƣ một số ngƣời đã quan niệm.
Các nhà lý luận đã trả cho văn học vị trí xứng đáng của nó đó là văn học và chính trị là hai hình thái ý thức xã hội song hành với nhau, là những ngƣời bạn đồng hành trên con đƣờng nhân loại đi tìm hạnh phúc. Cần thừa nhận sự độc lập cho văn nghệ vì ý thức văn nghệ có nội dung riêng, là tiếng nói về số phận con ngƣời, là câu chuyện về đời ngƣời, nó không vì chính trị, đạo đức hay cái gì khác ngoài nó.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cho rằng nếu quan niệm văn học và chính trị bình đẳng, tƣơng tác lẫn nhau thì văn nghệ cũng có thể tác động đến sự hình thành các lý thuyết chính trị, và ngƣợc lại chính trị cũng có thể ảnh hƣởng trở lại văn học để biến chúng thành công cụ phục vụ sự cai trị. Với những nhận thức nhƣ trên “tư duy chính trị thực sự đã “giải thiêng” cách tư duy kéo dài của giai đoạn trước cho rằng chỉ có chính trị mới có thể tác động đến văn học và khẳng định văn học cũng có những tác động đến chính trị, làm phong phú thêm chính trị” [26,74]. Ý thức nghệ thuật không phải là sản phẩm hay nội dung đặc biệt của ý thức chính trị mà là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phát triển song song với ý thức chính trị và các kiểu ý thức khác.
2.2.1.2. Nhận thức và đánh giá lại các giá trị văn học theo một quan điểm lý luận mới luận mới
Là một hình thái xã hội thuộc thƣợng tầng kiến trúc, cũng nhƣ bất kỳ một hình thái ý thức nào khác văn chƣơng nghệ thuật có tác dụng tích cực trở lại đối với toàn bộ đời sống xã hội. Nhƣng văn chƣơng lại là một hình thái ý thức xã hội đặc thù vì vậy nó tác động tới xã hội theo phƣơng thức riêng của mình, mà không một hình thái ý thức nào có thể thay thế đƣợc. Phần việc đặc thù mà văn chƣơng đảm nhiệm đối với đời sống tinh thần của con ngƣời, cái suy đến cùng quyết định giá trị xã hội không thể thay thế đƣợc của văn chƣơng, đó là chức năng của nó. Chỉ có thông qua chức năng của mình, văn chƣơng mới phát huy đƣợc tác dụng tích cực của mình.
Khái niệm chức năng của văn chƣơng là khái niệm dùng để xác định ý nghĩa và giá trị của văn chƣơng đối với đời sống xã hội. Muốn thấu hiểu chức năng của văn chƣơng, hay nói cách khác muốn thấy rõ ý nghĩa, giá trị tác dụng của văn chƣơng thì chỉ có đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với toàn bộ cơ cấu đời sống xã hội, với đối tƣợng phản ánh, với đời sống tinh thần phong phú của con ngƣời. Có nhƣ thế mới tránh đƣợc thái độ hạ thấp văn chƣơng, xem văn chƣơng là trò chơi chữ, là công việc nhàn rỗi, là trò mua vui giải trí tầm thƣờng.
Thế kỷ XX tuy đƣợc coi là thế kỷ tiến bộ vƣợt bậc của khoa học và văn minh nhân loại, nhƣng không phải khi nào các phát kiến vĩ đại, các tƣ tƣởng lớn cũng tìm đƣợc điều kiện thuận lợi để ra đời và phát triển. Và không phải khi nào, nhân loại cũng dang rộng vòng tay và có thái độ đón nhận tất hữu những đứa con kiệt xuất của thời đại mình. Vì vậy, các nhà bác học cũng nhƣ không ít những nhà văn, nhà tƣ tƣởng lớn không tránh khỏi có những lúc rơi vào trạng thái cô đơn do chính sự vĩ đại của mình gây nên. Có lẽ đó là một trong số những lí do tạo nên cơ sở triết học của chủ nghĩa hiện sinh với triết lí
vừa có phần thâm trầm, vừa có phần ảm đạm về thân phận con ngƣời trƣớc một thế giới đang biến đổi mau lẹ và khó hiểu.
Song cũng chính thế kỷ XX, bằng những phát kiến vĩ đại và những sám hối chân thành, nhân loại đã tìm lại đƣợc không ít các giá trị đích thực cho cá nhân và cho sự phát triển tiến bộ của khoa học nghệ thuật.
Trong bối cảnh thế giới nhƣ vậy, Việt Nam không phải là một trƣờng hợp ngoại lệ. Khác chăng là ở chỗ chúng ta ít có những dẫn chứng tiêu biểu ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, trong khi những dẫn chứng thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và lĩnh vực nghệ thuật lại khá nhiều.
Trƣớc hết là lĩnh vực sử học. Trong suốt thế kỷ XX, các nhà sử học dƣờng nhƣ cũng muốn theo gƣơng Lê Thánh Tông giải oan cho Nguyễn Trãi nên đã không ít lần tỏ ra muốn vƣợt qua định kiến của các sử gia phong kiến để định luận lại công trạng và nhân cách của những nhân vật lịch sử nhƣ: Thập đạo tƣớng quân Lê Hoàn, Thái hậu Dƣơng Vân Nga, Thái sƣ Trần Thủ Độ, Hồ Qúy Ly, Nguyễn Ánh… Tuy nhiên cho đến nay mọi tiếng nói còn dè dặt và chƣa thống nhất nhƣng tinh thần thế kỷ đã gần nhƣ mang lại những nhận thức mới về các nhân vật lịch sử này. Có lẽ đó là cơ sở để những tác phẩm nhƣ Thái hậu Dương Vân Nga, Trần ThủĐộ, Bài ca giữ nước, Rừng trúc… và gần đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Qúy Ly ra đời. Tuy đó là câu chuyện ngƣợc dòng lịch sử nhƣng đó là xu thế kiểm định lại các nhân cách, các giá trị quá khứ diễn ra vào thế kỷ XX.
Hẳn những ngƣời tha thiết với văn chƣơng dân tộc còn nhớ vào đầu những năm ba mƣơi của thế kỷ này, tác giả Thề non nước, đã nhận đòn oan của Phan Khôi nhƣ thế nào. Vì nhiệt thành cổ súy cho Thơ mới, cho những tƣ tƣởng cách tân thi ca dân tộc , Phan Khôi đã xem Tản Đà nhƣ một trở lực của Thơ mới, một đối tƣợng cần phải tấn công. Trong cái không khí cuồng nhiệt của một cuộc cách mạng thi ca đang bắt đầu, thủ lĩnh tinh thần của Thơ mới
đã đẩy Tản Đà về bên kia chiến tuyến. Bị mang tiếng là thủ cựu, nhƣ không thể đảo ngƣợc đƣợc trào lƣu bồng bột đang diễn ra trên thi đàn, Tản Đà ngậm ngùi, phản ứng yếu ớt để rồi những Thề non nước, Giấc mộng lớn, Giấc
mộng con… chịu lặng lẽ khép nép trƣớc những “mốt y phục” và giọng điệu
tân kỳ của Thơ mới. Cũng may là chỉ sau đó mƣời năm, khi tổng kết “cuộc cách mạng trong thi ca”, Hoài Thanh đã thay mặt những nhà Thơ mới thành kính đọc Cung chiêu hồn anh Tản Đà với niềm cảm khái và không ít ân hận. Cả Lƣu Trọng Lƣ – một chiến tƣớng của Thơ mới cũng không khỏi bùi ngùi lúc Tản Đà nằm xuống, khi “nắp quan tài đã đậy”. Họ tỏ ra ăn năn, sám hối về những khu xử không phải với tiên sinh. Họ thành thật thú nhận phải đến lúc đó khi những xốc nổi, bồng bột của cuộc cách mạng qua đi, họ mới bình tâm trở lại để tỉnh táo nhận ra rằng Tản Đà mới chính là ngƣời xứng đáng đứng vào hàng ngũ của họ: “Có tiên sinh người ta sẽ thấy rõ chúng tôi không phải là những quái thai của thời đại, những đứa thất cước không có liên lạc gì với quá khứ của giống nòi. Có tiên sinh, tao đàn sẽ còn phảng phất chút bình yên trong tư tưởng, chút thích thảng mà từ lâu chúng ta đã mất” (Hoài Thanh – Một thời đại trong thi ca).
Và rồi nhƣ một quả báo, Thơ mới đến lƣợt bị tấn công. Tuy những đóng góp của Thơ mới về một số phƣơng diện nhƣ: thể cách ngôn ngữ và những phẩm chất cách tân theo hƣớng hiện đại của nó bắt đầu đƣợc khẳng định, nhƣng cái “sướt mướt ủy mị”, cái tôi cá nhân chìm đắm trong hoan lạc yêu đƣơng, cái thái độ “thờ ơ trốn tránh thực tại” của các nhà thơ trƣớc thời cuộc… đã bị lên án. Thời đại mới với những phẩm chất cách mạng mới đã cuốn hút các nhà Thơ mới trƣớc đây vào một quỹ đạo khác. Trong dòng xoáy của cách mạng, thơ ca kháng chiến với những phẩm chất mới, hơi thở mới đã ra đời khiến cho Thơ mới mau chóng trở thành một sản phẩm ít đƣợc ngƣời ta nhắc đến. Ngay cả những ngƣời đã sáng tạo ra nó, từng là chủ soái lừng lẫy
một thời cũng ngập ngừng, e ấp tuyên bố thái độ ly khai với Thơ mới, ly khai với “những đứa con tinh thần lạc loài” của mình và ngoái nhìn lại nó nhƣ nhìn lại một thời lầm lỗi. Trong suốt một thời gian dài, Thơ mới bị coi nhƣ một thứ tàn dƣ văn học cũ. Những giá trị tích cực ẩn chứa trong đó cũng dần dần chìm xuống, không còn đƣợc ngƣời ta tiếp nhận. Trong khi cái tiêu cực, cái có hại lại ngày càng tỏ ra có sức ám ảnh đến nỗi hiện tƣợng thi ca lớn của thế kỷ chỉ còn là một quá khứ văn học ít giá trị, chỉ đƣợc lƣu giữ trong kí ức của một số ít ngƣời.
Thế rồi lại cũng chính những chuyển biến mang tinh thần thế kỷ XX đã trả Thơ mới về vị trí vốn có của nó trong lịch sử văn học dân tộc. Thơ mới lại đƣợc in ra, đƣợc đánh giá với tinh thần khách quan, khoa học hơn. Những luận điểm bất cập, cực đoan, thái quá đối với mặt này, mặt kia của Thơ mới đã đƣợc điều chỉnh. Những ngƣời trƣớc đây từng bằng cách này hay cách khác xa lánh Thơ mới thì nay lại công khai nhận lại vinh quang của mình, công khai thừa nhận ảnh hƣởng của Thơ mới.
Cùng chung số phận với Thơ mới là văn chƣơng lãng mạn nói chung, văn chƣơng Tự lực văn đoàn nói riêng. Đây cũng là một hiện tƣợng đáng chú ý trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Trong gần bảy mƣơi năm kể từ khi Tự lực văn đoàn ra đời (1932) đến nay, số phận của văn phái đã trải qua những bƣớc thăng trầm. Suốt mấy thập kỷ, văn chƣơng Tự lực văn đoàn và văn chƣơng lãng mạn đã chịu một sự phán quyết “nghiêm túc đến mức khắt khe” và không kém phần nghiệt ngã. Trong khi phần đóng góp tích cực về nội dung và nghệ thuật của văn phái này cho tiến trình hiện đại hóa của văn học dân tộc chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ và đúng mức thì phần hạn chế, tiêu cực lại bị nhấn mạnh thậm chí bị cƣờng điệu đến mức làm lu mờ giá trị văn học khách quan của nhiều tác phẩm. Cho dù điều đó có lí do lịch sử của nó, nhƣng muốn hay không vẫn không tránh khỏi những thiên kiến chủ quan, những thành kiến cá
nhân nặng nề, nhất là đối với các hoạt động chính trị của một số tác giả trong văn phái đã khiến cho nhiều giá trị văn chƣơng đích thực bị bỏ qua, bỏ sót và các kết luận khoa học chƣa đạt đến sự chính xác, khách quan cần thiết.
Phải đợi đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cơ may lịch sử mới đến với văn chƣơng Tự lực văn đoàn cũng nhƣ đến với một số hiện tƣợng văn chƣơng khác. Dƣới ánh sáng của những tƣ tƣởng đổi mới, những đóng góp và hạn chế của văn phái này đã đƣợc nhìn nhận một cách điềm tĩnh thấu đáo, khách quan khoa học hơn. Cũng giống nhƣ thái độ của Hoài Thanh, Lƣu Trọng Lƣ đối với Tản Đà trƣớc đây, vào năm 1988, giáo sƣ Trƣơng Chính với ý thức phản tỉnh sâu sắc đã viết: “Ngày nay trong phong trào đổi mới tư duy, chúng ta thử nhìn lại xem trong những điều viết về họ (Tự lực văn đoàn) đã thật thỏa đáng chưa? Lịch sử đã sang trang. Sau bao nhiêu năm đấu tranh gian khổ, chịu đủ mọi thứ hi sinh, chúng ta mới giành được độc lập hoàn toàn. Những nhà văn trong Tự lực văn đoàn phần lớn đã là người thiên cổ. “Cái quan định luận”, chúng ta có thể trầm tĩnh hơn, không để một tình cảm nào kích thích làm cho cán cân trở nên tròng trành, nặng mặt này, nhẹ mặt kia, dù muốn công bằng khách quan cũng không công bằng khách quan được”. (Tạp chí Văn học số 4/1998). Còn Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) thành viên sót lại của Tự lực văn đoàn lại cảm khái mà rằng: “Ôi Tự lực văn đoàn nay đã thuộc về dĩ vãng. Nhiều anh đã là người thiên cổ… Kể về công, anh em đã thực hiện được mục đích của đoàn, điều chính là làm giàu thêm văn sản trong nước; đã có đóng góp đáng kể vào văn học Việt Nam, tạo cho đoàn một tiếng tăm vang dội một thời, một thành tích mà các văn đoàn khác ra đời sau không đạt được, một chân giá trị riêng trong một giai đoạn nhất định mà giới văn học ngày nay và cả ngày mai công nhận” (Tạp chí văn học số 5 -6/1988).
Trƣớc đổi mới, Tự lực văn đoàn bị coi là “văn chương đồi trụy, phản động, thậm chí còn bị cho là sách cấm” (theo Trƣơng Chính); còn ở Nhất
Linh thì “chỉ có tư tưởng viển vông về chủ nghĩa anh hùng cá nhân và một ít về sự hành lạc, ích kỉ… Những tác phẩm của Nhất Linh từ năm 1937 trở đi đều dở về cả tư tưởng lẫn nghệ thuật” (Vũ Đức Phúc).
Có thể xem những lời tâm sự, bộc bạch trên đây mang tinh thần thế kỷ. Đó là nỗ lực sáng tạo để cho những sáng tạo đích thực không bị hàm oan, không bị ngờ vực hoặc trôi dạt ra ngoài dòng tiến hóa, cũng nhƣ những hạn chế tiêu cực có tính lịch sử của mỗi hiện tƣợng văn học không bị bỏ qua. Về mặt này, có thể nói trào lƣu đổi mới đƣợc Đảng ta phát động từ năm 1986 đến nay đã thâu thái đƣợc tinh thần của thế kỷ. Đó là tiền đề để phục hƣng dân tộc, chấn hƣng các giá trị. Trong trào lƣu đó không chỉ có những tên tuổi nhƣ Văn Cao, Vũ Bằng mà cả Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Hãn… sau nhiều năm lu mờ đã tìm lại đƣợc chính danh trong văn chƣơng nghệ thuật và khoa học của đất nƣớc.
Cho đến nay, những ngộ nhận, định kiến về hai phong trào văn học này đã đƣợc giải tỏa. Những đóng góp của chúng cho văn học nƣớc nhà đã đƣợc ghi nhận đúng mức. Các bộ sách Tổng tập về Thơ mới và Tự lực văn đoàn đã đƣợc xuất bản, những nhà văn trƣớc đây bị kì thì nhất nhƣ Nhất Linh cũng đã đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu trong nhà trƣờng. Đã xuất hiện những công trình nghiên cứu có giá trị của Đỗ Đức Hiểu, Đỗ Lai thúy, Vu Gia,…về các hiện tƣợng của hai phong trào văn học này.
Ngoài ra, các hiện tƣợng văn học khác xuất hiện vào đầu những năm