Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 83)

Xảy ra rủi ro tín dụng nghĩa là khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Làm nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Vốn gốc và lãi thu hồi chậm hoặc không thể thu hồi. Ngân hàng bị tồn đọng vốn không thể sinh lời trong khi luôn phải trả lãi tiền gửi. Đồng thời, nợ xấu phát sinh thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, làm chi phí tăng cao. Ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Khi phát sinh nợ xấu không thể thu hồi thì chuyên viên khách hàng quản lý món nợ đó phải đến tận nhà để tìm hiểu, khắc phục, mất nhiều thời gian, công sức làm giảm năng lực tăng trưởng của tưng chuyên viên khách hàng. Hơn nữa, khi không thu hồi được nợ phải tiến hành xử lý tài sản thông qua khởi kiện, cần nhiều giai đoạn thủ tục làm thời gian xử lý kéo dài.

Nợ xấu quá cao làm giảm năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng, mất sự tín nhiệm của khách hàng nên ngân hàng đang trong giai đoạn khó khăn thì lại càng khó khăn hơn, khó lòng vực dậy được.

Áp lực đè nặng lên từng cán bộ tín dụng, quỹ thời gian còn lại ít cho khối lượng lớn công việc nên đôi khi họ có sai sót trong thẩm định tài sản, xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này dẫn đến nợ xấu có khả năng phát sinh. Đồng thời, dù biết được tầm quan trọng của việc kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay nhưng không đủ thời gian để kiểm tra tất các món vay. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của các món vay, tín dụng không ngừng tăng trưởng và nợ xấu cũng theo đó mà tăng, hiệu quả hoạt động tín dụng bị suy giảm.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH AN GIANG 5.1 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO

- Tăng cường thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cho vay:

o Kiểm soát trước khi cho vay: kiểm soát quá trình thủ tục, lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp với quy định cho vay của ngân hàng đối với từng hồ sơ vay vốn.

o Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng, kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hang với số liệu tịa ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.

o Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.

5.2 GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ TÍN DỤNG LÝ HỒ SƠ TÍN DỤNG

5.2.1 Giải pháp tăng trưởng tín dụng bền vững

- Tăng cường công tác phổ biến thông tin, tiếp thị rộng rãi nhằm thông báo đến khách hàng về chủ trương, chính sách tín dụng của ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu có thể tiếp cận vốn vay.

- Thường xuyên tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, giải quyết nhanh hồ sơ thủ tục vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong cho vay và thu nợ.

- Tiến hành cho vay phân tán: cho vay nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khách hàng. Hạn chế tập trung vốn quá lớn vào một khách hàng. Đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng và giảm thiểu rủi ro khi một khách hàng, một ngành hay lĩnh vực có biến động.

- Tiến hành xem xét và dự báo kinh tế đối với hai lĩnh vực trồng lúa và nuôi thuỷ sản. Nhằm hạn chế rủi ro khi biến động kinh tế bất thường xảy ra cho lĩnh vực trọng điểm của tỉnh.

75

5.2.2 Giáp pháp quản lý hồ sơ tín dụng

- Qua phân tích thì nợ xấu tại ngân hàng dễ phát sinh ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Chuyên viên khách hàng cần bám sát thị trường, thẩm định kỹ tình hình tài chính, khả năng trả nợ, mục đích vay để có thể cấp tín dụng hợp lý.

- Thường xuyên đánh giá lại khách hàng sau mỗi lần tái tục nhằm xem xét lại đúng tình trạng hôn nhân, tình trạng vay vốn đối với các ngân hàng khách, để có nhận định đúng về khách hàng và tiến hành làm hồ sơ tín dụng hợp lệ.

- Thường xuyên theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Đồng thời, dựa vào danh mục ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp quản lý các khoản nợ trên để đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Rà soát chính sách quản lý rủi ro tín dụng từ ngân hàng hội sở trong từng thời kỳ: Các chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh,… dựa vào các chính sách tín dụng này để có những hướng dẫn chi tiết về nghiệp vụ. Đồng thời, các hướng dẫn này sẽ tạo sự vận hành nhịp nhàng và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lí nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, cần phải thường xuyên ra soát vì các quy định về pháp lí của ngân hàng nhà nước, Luật Nhà ở, Luật Đất đai thường xuyên thay đổi, ngân hàng phải thường xuyên cập nhật.

5.3 GIẢI PHÁP VỀ NHÂN LỰC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng trực thuộc phòng kinh doanh. Bộ phận này đảm nhận việc soạn thảo hồ sơ tín dụng, hồ sơ giải ngân, hỗ trợ khách hàng công chứng, đăng kí thế chấp. Đồng thời, bộ phận này thực hiện công tác kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay tách biệt với các chuyên viên khách hàng. Nhằm giảm áp lực về thời gian cho từng chuyên viên khách hàng, giúp họ có thể tăng trưởng tín dụng hiệu quả và tạo ra sự minh bạch, hiệu quả cho việc thẩm định sử dụng vốn giúp thu hồi vốn kịp thời khi khách hàng sử dụng sai mục đích.

- Đào tạo cán bộ làm công tác quản lý rủi ro giúp giảm áp lực công việc, hạn chế sai sót do không kiểm soát được hết lượng hồ sơ tín dụng quá lớn.

- Đào tạo chuyên môn về quy định của pháp luật cho các chuyên viên khách hàng hiện có. Nhằm hạn chế các sai sót nhỏ về quy định pháp luật nhưng có khả năng làm mất hiệu lực hợp đồng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, hàng hoá ế ẩm, sản xuất kinh doanh đình trệ, sức khoẻ doanh nghiệp suy giảm, lãi suất liên tục biến đổi thì các ngân hàng có xu hướng chuyển sang thành phần kinh tế cá nhân, tập trung vào thời hạn cho vay ngắn. Thậm chí sự chuyển dịch này góp phần vào định hướng lâu dài của Sacombank là trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Qua phân tích cho thấy doanh số cho vay trong giai đoạn này còn nhiều biến động tuy nhiên bắt đầu từ năm 2013 thì doanh số cho vay đã tăng trở lại và kéo dài sự tăng trưởng này đến 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó, tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn để tài trợ SXKD, nông nghiệp. Bên cạnh đó, cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng ngân hàng cũng quan tâm, thúc đẩy tăng trưởng. Trong các lĩnh vực kinh tế thì cho vay SXKD chiếm tỷ trọng cao, tiếp theo là nông nghiệp. Các ngành nghề có tốc độ tăng doanh số cho vay không đều nhưng nhìn chung đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay đều tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng có nhiều biến động. Giảm ở thời gian đầu nhưng bắt đầu từ năm 2013 doanh số thu nợ đã dần phục hồi tăng đều trở lại. Do tác động từ doanh số cho vay nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao ở kỳ hạn cho vay ngắn, tập trung chủ yếu vào cá nhân và đứng đầu vẫn là doanh số thu nợ lĩnh vực SXKD, sau đó là nông nghiệp.

Tình hình dư nợ cũng có nhiều biến động, góp phần đáng kể vào sự gia tăng của dư nợ là dư nợ cho vay ngắn hạn, hạn chế tăng trưởng cho vay trung và dài hạn nhằm tăng khả năng xoay vòng vốn hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó thì dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào cho vay cá nhân và ở lĩnh vực SXKD, nông nghiệp.

Đặc biệt là tình hình nợ xấu có phát sinh và biến động qua các năm. Trong giai đoạn gần đây thì nợ xấu có chiều hướng giảm. Đây là vấn đề ngân hàng luôn quan tâm tìm hướng nhằm giảm nợ xấu đến mức thấp nhất có thể. Ngân hàng đã và đang thực hiện công tác quản lý nợ một cách hiệu quả bằng việc áp dụng các biện pháp quản lý nợ mới, linh hoạt sáng tạo, song hành cùng khách hàng tìm giải pháp thảo gỡ khó khăn, triển khai cơ chế khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn

77

Kết hợp với việc phân tích các chỉ số cho thấy tình hình trong giai đoạn trước ngân hàng tồn tại nợ xấu và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây tình hình có nhiều chuyển biến tốt khi hệ số thu nợ tăng, hệ số rủi ro tín dụng giảm, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng thấp. Trong bối cảnh đầy thách thức của nền kinh tế như hiện này thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Ngân hàng đã áp dụng mọi biện pháp nhằm kéo giảm và đưa rủi ro về mức thấp nhất có thể nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững trong kinh doanh.

6.2 KIẾN NGHỊ

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, dù đang trong thời kỳ hưng thịnh nhất cũng không thể tránh khỏi những rủi ro, thiếu sót. Hơn nữa thấy và đề ra các biện pháp nhằm khắc phục rủi ro trong một quá trình lâu dài thì mới có thể giải quyết được triệt để. Tôi xin trình bày một số kiến nghị nhằm mục đích đóng góp vào quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hạn chế phát sinh của rủi ro tín dụng.

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương

Uỷ ban nhân dân, phòng tài nguyên môi trường tạo mọi điều kiện thuận lợi, có biện pháp rút ngắn quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người dân. Hạn chế tình trạng người dân có đất và nhà trên đất nhưng chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất mà không có thông tin tài sản gắn liền với đất. Gây khó khăn và nhầm lẫn trong quá trình định giá TSĐB để cấp tín dụng.

Trong quá trình làm hồ sơ vay, cần phải đăng kí thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phòng tài nguyên môi trường quản lý thửa đất đó. Quá trình này thường tốn thời gian khoảng nữa ngày, đôi khi gây khó khăn cho khách hàng ở xa. Kiến nghị với uỷ ban nhân dân tỉnh có giải pháp đơn giản hoá thủ tục với thời gian nhận và trả kết quả nhanh hơn hoặc thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng internet song song với làm chứng từ đăng kí thế chấp.

Trong tình hình kinh tế nhiều biến động, các cá nhân, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về giá đầu và giá đầu ra của sản phẩm. Xin kiến nghị Uỷ ban nhân dân có những biện pháp hỗ trợ về giá đầu vào, giá đầu ra cho các mặt hàng sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đồng thời, xây dựng mô hình dự báo biến động chung về giá của hai sản phẩm chủ lực của tỉnh là hạt lúa và con cá để các hộ sản xuất có định hướng và làm ăn hiệu quả hơn.

6.2.2 Đối với nhà nước

Có biện pháp sửa chữa thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế nhằm lẫn và tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tiếp cận và áp dụng.

Ngân hàng nhà nước cần tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để tạo ra sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các ngân hàng, từ đó thúc đẩy các ngân hàng phát triển theo chiều hướng tích cực và đạt hiệu quả cao hơn.

Hoàn thiện và tạo mối liên kết chặt chẽ hơn giữa ngân hàng với hệ thống thông tin tín dụng CIC để thông tin của khách hàng được cập nhật thường xuyên, chính xác, giảm thiểu tình trạng rủi ro tín dụng do thiếu thông tin về các lịch sử trả nợ của khách hàng.

6.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang An Giang

Nâng cao hệ thông công nghệ thông tin, giảm bớt thủ tục bằng nhiều giấy tờ phức tạp. khách hàng thường than phiền là kí quá nhiều chữ ký khi đến làm hồ sơ vay.

Tạo sự thống nhất về hệ thống thông tin nội bộ Sacombank đảm bảo các chi nhánh có thể khách có thể truy xuất hợp đồng, lịch trả nợ cho khách hàng khi có nhu cầu mà không có tại địa phương thời gian dài.

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.V.Kình, 24.12.2013, Hơn 60.000 doanh nghiệp VN giải thể hoặc ngừng hoạt động [trực tuyến]. Báo tuổi trẻ. Đọc từ: http://m.tuoitre.vn/tin- tuc/kinh-te/kinh-te/213929,Hon-60000-doanh-nghiep-VN-giai-the-hoac- ngung-hoat-dong.ttm. (Đọc ngày 18/09/2014).

2. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22.04.2005. Hà Nội.

3. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định số 18/2005/QĐ-NHNN ngày 25.04.2005. Hà Nội.

4. Ngân hàng nhà nước, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21.01.2013. Hà Nội.

5. Ngân hàng nhà nước, 2014. Thông tư 09/2014/TT-NHHN ngày 18.03.2014. Hà Nội.

6. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, TP.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia.

7. Nguyễn Đức Tú, 2012. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại Học Kinh Tế

Quốc Dân.

8. Nguyễn Thị Thanh Nguyệt và Thái Văn Đại, 2004. Quản trị ngân hàng

thương mại, Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

10. Ngô Thị Ngọc, 2012. Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

11. Quốc Hội, 2013. Luật Đất Đai số 45/2013/QH13. Ngày 29.11.2013. Hà Nội

12. Quốc Hội, 2005. Luật Nhà Ở số 56/2005/QH11. Ngày 29.11.2005. Hà Nội

13. Quốc Hội, 2005. Luật Dân sự số 33/2005/QH11. Ngày 14.06.2005. Hà – An Giang, 2014. Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014. An Giang

14. Thủ tướng chính phủ, 2013. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Ngày 25.10.2013. Hà Nội.

15. Vũ Đình Phùng, 2014. Năm 2013 khối thi đua các ngân hàng tỉnh An Giang đóng góp xã hội từ thiện trên 35 tỷ đồng, trả lại khách hàng trên 11 tỷ đồng tiền thừa [trực tuyến]. Ban thi đua khen thưởng trung ương. Đọc từ:http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn/tabid/74/Entry/3253/Default.aspx

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 83)