TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH AN GIANG
4.1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang Thương Tín – Chi nhánh An Giang
249.583 1.218.123 1.467.706 252.557 1.221.817 1.474.374 317.951 1.412.884 1.730.835 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn Tổng vốn huy động
(Nguồn:Phòng kế toán & Quỹ Sacombank An giang giai đoạn 2011 - 2013 )
Hình 4.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011-2013
Nhìn chung tình hình huy động vốn của ngân hàng có mức tăng trưởng tốt. Vốn huy động được liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tổng vốn huy động đạt 1.467.706 triệu đồng, sang năm 2012 vẫn duy trì tương đối ổn định đạt 1.474.374 triệu đồng (tăng 6.668 triệu đồng ứng 0,45% so với cùng kỳ năm 2011). Đến năm 2013, tổng vốn huy động lại tiếp tục tăng nhưng với tốc độ nhanh hơn hẳn, đạt đến 1.730.835 triệu đồng (đã tăng 256.461 triệu đồng ứng với 17,39% so với cùng kỳ năm 2012). Có được sự tăng trưởng và duy trì ổn định như vậy là do:
Tỷ trọng của vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn lớn chiếm khoản 83%. Đây là khoản tiền khách hàng gửi vào không nhằm mục đích sinh lãi mà dùng để cất giữ, giao dịch, thanh toán. Khoản tiền này biến động tăng đều qua các năm cụ thế ở năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn đạt 1.218.123 triệu đồng
đến năm 2012, khoản tiền này đã đạt 1.221.817 triệu đồng tương ứng tăng 0,30% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013, mặc cho nền kinh tế có biến động thì khoản tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng, đạt 1.412.884 triệu đồng (tương ứng tăng 15,64% so với cùng kỳ năm 2012). Điều này cho thấy Sacombank đang chiếm một vị trí trong lòng người dân địa phương là một ngân hàng lớn và có uy tín tốt.
Bên cạnh khoản tiền gửi không kỳ hạn thì khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng đều. Cụ thể năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn đạt 249.583 triệu đồng. Sang năm 2012 khoản tiền này lại tăng thêm 2.974 triệu đồng (tương ứng tăng 1,19%) so với cùng kỳ năm 2011 và vươn lên đạt 252.557 triệu đồng. Tiếp tục theo đà tăng trưởng đó tiền gửi có kỳ hạn trong năm 2013 lại tăng lên đến 317.951 triệu đồng (tương ứng tăng 65.394 triệu đồng, ứng với 25,89% so với cùng kỳ năm 2012) có được điều đó là do ngân hàng đã không ngừng sáng tạo đưa ra nhiều mô hình dịch vụ gửi tiền đa dạng như: Tiết Kiệm Phù Đổng, Tiền Gửi Tương Lai, Trung Hạn Đắc Lợi… nhằm đánh vào từng tầng lớp trong xã hội và đa dạng hoá loại hình gửi tiền với lãi suất thu hút. Bên cạnh đó, trong môi trường đầy rẩy ngân hàng ở thành phố Long Xuyên như hiện nay, mà Sacombank vẫn duy trì mức tăng trưởng tiền gửi qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt, một minh chứng cho cách quảng bá thương hiệu, chất lượng dịch vụ và uy tín của Sacombank tại địa phương.
240.975 1.128.470 1.369.445 405.971 1.401.380 1.807.351 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 2.000.000
6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014
Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn Tổng vốn huy động
(Nguồn:Số liệu phòng kế toán & Quỹ Sacombank An Giang giai đoạn 6/2013 – 6/2014)
Hình 4.2 Tình hình huy động vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014
29
Qua biểu đồ ta thấy tình hình huy động vốn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm cũng tăng trưởng liên tục như trong năm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động tại chỗ đạt được 1.369.445 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động tại ngân hàng đã tăng lên đến 1.807.351 triệu đồng tăng 437.906 triệu đồng (tăng 31,98%) so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm ưu thế. Sáu tháng đầu năm 2013, tiền gửi không kỳ hạn đạt 1.128.470 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tiền gửi không kỳ hạn lại tiếp tục tăng lên đạt 1.401.380 triệu đồng (tương ứng tăng 272.910 triệu đồng tức tăng 24,18% so với cùng kỳ năm 2013). Có được điều này là do ngân hàng tọa lạc tại thành phố Long Xuyên, khách hàng đến với ngân hàng phần nhiều là những người kinh doanh, buôn bán ít có nhu cầu gửi tiết kiệm. Họ gửi tiền nhằm mục đích thanh toán, lưu giữ, bảo quản cho tiện khi thực hiện các giao dịch với đối tác.
Tiền gửi có kỳ hạn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn đạt 240.975 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2014 khoản tiền gửi này tăng mạnh đạt 405.971 triệu đồng (tương ứng đã tăng 68,47% so với cùng kỳ năm 2013). Để có được tăng trưởng này, ngân hàng đã tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi, dự thưởng và các sản phẩm tiền gửi như: chương trình “Hè rộn ràng – ngàn niềm vui”, “kiều hối trao tay – vận may gõ cửa”. Ngoài ra, sản phẩm “Tiết Kiệm Phù Đổng” nhận được sự đón nhận của rất nhiều hộ gia đình đang có trẻ nhỏ.
4.1.2 Giới thiệu cơ cấu mua bán vốn FTP tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang.
Ngân hàng Sacombank thực hiện cơ cấu mua bán vốn FTP. Theo đó, toàn bộ vốn huy động sẽ được bán về ngân hàng hội sở theo từng món ứng với từng kỳ hạn cụ thể, theo khung lãi suất mua bán vốn nội bộ do chính hội sở quyết định. Toàn bộ vốn dùng để cho vay sẽ được mua lại từ hội sở theo từng món vay, từng đối tượng khách hàng, từng phương thức trả nợ với từng kỳ hạn cụ thể dựa trên khung lãi suất mua bán vốn nội bộ như trên.
Khác hẳn với việc sử dụng vốn điều chuyển truyền thống. Vốn điều chuyển nhận về từ hội sở không phân biệt kỳ hạn huy động, lãi suất huy động, nên khi dùng nguồn vốn này cho vay có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối về kỳ hạn, sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn ở chi nhánh khác để cho vay trung và dài hạn hay ngược lại. Chính cơ cấu sử dụng vốn điều chuyển này dẫn đến tình trạng rủi ro về lãi suất và rủi ro thanh khoản trên cả hệ thống. Cơ chế mua bán vốn nội bộ đã khắc phục được tình trạng này.
Theo quy định chung của cả hệ thống, Sacombank chi nhánh An Giang cũng thực hiện cơ cấu mua bán vốn FTP. Cơ cấu này có tác dụng giúp chi nhánh chủ động hơn trong việc quyết định lãi suất, kỳ hạn, chương trình khuyến mãi về huy động vốn cũng như cho vay sao cho phù hợp với nhu cầu