Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 79)

HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH AN GIANG

4.5.1 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang

4.5.1.1 Nguyên nhân chủ quan

- Về tài sản đảm bảo:

o Đối với trường hợp, tài sản thế chấp là xe, sàn lan, nhà xưởng thì phải đi kèm với hợp đồng bảo hiểm cho tài sản và hợp đồng này có thể hết hạn trong thời gian vay nếu không lưu ý để bổ sung kịp thời. Trong trường hợp có tai nạn xảy ra thì TSĐB không còn đủ giá trị như lúc thế chấp.

Vd: Trường hợp khách hàng vay để mua xe ô tô KIA MORNING giá 405 triệu đồng, đã vay vốn ngân hàng 260 triệu đồng thế chấp bằng chính xe đã mua, ban đầu khách hàng có mua đầy đủ bảo hiểm xe, nhưng bảo hiểm vừa hết hạn vài ngày, mà khách hàng và ngân hàng không lưu ý để bổ sung lại thì đã xảy ra tai nạn. Xe đã bị hư hỏng và giảm giá trị nhưng không được bảo hiểm. Xe là tài sản thế chấp nhưng đã giảm giá trị thấp hơn mức dư nợ còn lại. Nên khách hàng hầu như không còn ý định trả nợ. trường hợp này làm nợ xấu phát sinh chiếm khoản 18% tổng nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2014.

- Về hồ sơ tín dụng

o Việc thực hiện tái cấp hồ sơ tín dụng nhưng không xác nhận lại tình trạng hôn nhân của người vay ảnh hưởng đến quyền sở hữu chung hay riêng đối với tài sản thế chấp. Dễ xảy ra tranh chấp khi xử lý tài sản.

Vd: Ban đầu khách hàng đến vay ngân hàng là người độc thân. Kinh doanh hiệu quả, trả nợ tốt nên ngân hàng đồng ý tái cấp tín dụng. Nhưng khi tiến hành tái cấp tín dụng thì khách hàng này đã có vợ. Nên tài sản thế chấp lúc này đã là tài sản chung của cả vợ và chồng. Ngân hàng đã không xác minh lại tình trạng hôn nhân của khách hàng, chỉ để người chồng đứng ra vay. Nên khi khách hàng không trả nợ đúng hạn cần xử lý tài sản thì xảy ra tranh chấp là tài sản thê chấp chỉ có một nữa là của chồng còn một nữa của vợ thì không thế chấp. Giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay bị giảm không còn đáp ứng đủ dư nợ còn lại. Nhưng ngân hàng không thể tiến hành xử lý toàn bộ tài sản. Trường hợp này làm phát sinh nợ khoản 21% tổng nợ xấu của năm 2013.

o Trường hợp không đối chiếu bản photo và bản gốc giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu thì khách hàng giả tạo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân đưa người lạ vào làm người vay, người bảo lãnh hoặc người thừa kế. Không truy tố được khách hàng, không đòi được nợ.

Vd: Khách hàng là người lớn tuổi vay vốn ngân hàng 300 triệu để bổ sung vốn kinh doanh mua bán tạp hóa. Nhưng cần có người bảo lãnh hoặc thừa kế để trả nợ, để đáp ứng được điều kiện này khách hàng đã giả tạo sổ hộ khẩu photo để có được người thừa kế. Ngân hàng không đối chiếu nên không phát hiện đến khi khách hàng vì tuổi cao mất đi, thì người thừa kế cũng không có thật. Trường hợp này đã làm phát sinh khoản 21% nợ xấu của năm 2012

o Trường hợp ký tên mà khách hàng là người không biết chữ thì khi lăn tay phải ghi ngón tay nào và ngón tay đó là của ai thì mới có hiệu lực pháp lý. Đồng thời, đối với khách hàng cá nhân phải ký tên và ghi rõ họ tên, không được phép đóng dấu tên thì mới có hiệu lực pháp lý.

Vd: Khách hàng tại phòng giao dịch Phú Tân vay 1,4 tỷ đồng ký tên và đóng dấu tên thay vì viết tên. Do nhân viên mới nên không phát hiện lỗi sai này, đến khi kiểm soát viên phát hiện thì phải đề nghị khách hàng viết tên bổ sung. Nhờ sữa sai kịp thời nên trương hợp này hợp đồng vẫn có hiệu lực và chưa phát sinh nợ xấu.

71

- Về nhân lực và cơ cấu tổ chức

o Ngân hàng áp dụng mô hình quản lý rủi ro phân tán, nên khối lượng công việc tại chi nhánh và các phòng giao dịch tập trung khá lớn. Nhân lực ít nhưng công việc phát sinh hàng ngày nhiều nên dễ xảy ra sai sót.

o Mỗi chuyên viên khách hàng phải quản lý số lượng các món vay lớn, thêm vào đó áp lực tăng trưởng, khối lượng công việc lớn, chuyên viên khách hàng vừa làm hồ sơ, vừa theo dõi giải ngân, hỗ trợ khách hàng công chứng, đăng kí thế chấp và liên tục thực hiện các chương trình định hướng của ngân hàng nên quỹ thời gian không còn nhiều dành cho công tác tìm kiếm khách hàng, tăng trưởng và quản lý tín dụng. Nên việc quản lý các khoản nợ cũng như kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay còn hạn chế, chỉ làm cho đủ thủ tục hồ sơ. Khách hàng thì lại sử dụng vốn không đúng mục đích, không đúng phương án ban đầu dẫn đến mất vốn, mất khả năng trả nợ.

Ví dụ: Khách hàng vay vốn 160 triệu đồng nhằm mục đích chăn nuôi, nhưng khi nhận vốn lại sử dụng một phần để cho vay lại bên ngoài với lãi suất cao hơn. Người vay lại không có khả năng trả được nợ thì khách hàng sẽ không thu lại được tiền để trả nợ ngân hàng. Trong hợp này làm phát sinh nợ xấu tại ngân hàng chiếm khoản 10% tổng nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2014.

4.5.1.2 Nguyên nhân khách quan

o Các yếu tố môi trường thay đổi làm giảm giá trị TSĐB như: xuất hiện các nhà máy, công ty gây ô nhiểm, mất an ninh; đất bị sạt lở làm mất diện tích; xuất hiện chùa, nhà thờ ở đối diện hoặc bên cạnh.

Vd: Khách hàng vay vốn ngân hàng 800 triệu đồng để mở quán kinh doanh thức uống, điểm tâm. Tài sản thế chấp là mảng đất để mở quán được định giá 1.200 triệu đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian, gần khu vực đó lại xuất hiện nhiều đình, chùa làm giá trị mảnh đất đó bị sụt giảm giá trị tuy vẫn còn đủ để đáp ứng dư nợ còn lại nhưng rất khó xử lý. Do điều kiện kinh doanh xung quanh hầu hết là người ăn chay nên khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng bị suy giảm. Khoản nợ này là phát sinh khoản 55% nợ xấu của năm 2013.

o Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chồng chéo về cùng một vấn đề dễ gây nhầm lẫn trong quá trình xét duyệt TSĐB để cấp tín dụng.

Ví dụ: Điều 91 của Luật Nhà ở quy định: “Trong các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì phải có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật hiện hành

b) Không có tranh chấp về quyền sở hữu.

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Điều 320 của Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định: vật dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên đảm bảo sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch đảm bảo được giao kết.

Điều 342 của Bộ Luật dân sự quy định: Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.”

Theo quan điểm này người có tài sản hình thành trong tương lai có quyền mang ra thế chấp để vay vốn ngân hàng. Khi đó nhà ở đã có giấy phép xây dựng, đã xây xong hoàn thiện nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là một loại tài sản hình thành trong tương lai do đó có thể mang ra thế chấp. Tuy nhiên, điều này lại trái với quy định tại điều 91 của Luật Nhà ở. Vậy chuyên viên của ngân hàng có được phép định giá nhà ở trên đất đã xây hoàn thiện, có giấy phép xây dựng nhưng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà để làm TSĐB khoản vay hay không? Tại Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.” Theo điều này ta phải áp dụng Luật Nhà ở. Chuyên viên ngân hàng không được định giá nhà ở chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Mặc dù vậy nhưng đã có rất nhiều trường hợp áp dụng sai thường xảy ra ở các phòng giao dịch và khi ngân hàng xử lý tài sản thì xảy ra tranh chấp. Trường hợp này làm phát sinh khoản 20% nợ xấu của năm 2011.

o An Giang là tỉnh có thế mạnh về trồng lúa và nuôi cá. Số lượng khách hàng vay vốn trong các lĩnh vực này cũng khá cao. Mà hai lĩnh vực này vô cùng nhạy cảm với biến động của môi trường tự nhiên, dễ xảy ra mất mùa, thiện tai, sản phẩm của ngành lại không thể bảo quản lâu dài. Nên bất kỳ tác động nào về tự nhiên, về kinh tế ảnh hưởng đến ngành nghề này thì khả năng trả nợ của đại đa số khách hàng đều sụt giảm, có khả năng xuất hiện nợ xấu, quá hạn.

73

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 79)