Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 47)

Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy, tổng doanh số thu nợ tại Sacombank An Giang có chiều hướng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2011 doanh số thu nợ đạt 2.292.495 triệu đồng. Đến năm 2012 doanh số thu nợ có phần giảm sút chỉ đạt 2.019.656 triệu đồng (tương ứng giảm 11,90 % so cùng kỳ năm 2011). Số liệu này ở năm 2013 lại tiếp tục giảm chỉ còn 1.739.326 triệu đồng (tương ứng giảm tiếp 13,88%). Tuy nhiên, so với doanh số cho vay năm 2011 và năm 2012 thì doanh số thu nợ vẫn lớn hơn hẳn. Do đó, biến động giảm của doanh số thu nợ không phải xuất phát từ sự yếu kém trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng mà là do doanh số cho vay của những năm 2011, 2012 giảm liên tục nên doanh số thu nợ cũng theo đó giảm. Riêng năm 2013 doanh số cho vay tăng mạnh, còn doanh số thu nợ thì bị ảnh hưởng bởi việc giảm doanh số cho vay ở năm 2012 nên doanh số thu nợ trong năm này tiếp tục giảm. Ngoài ra, để xem xét chất lượng của công tác thu hồi nợ cần đánh giá qua nhiều khía cạnh.

Cùng với doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ (khoảng 70% đến 80% qua các năm). Nguyên nhân do ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung và dài hạn nhằm tránh những tác động không tốt từ thị trường, cho vay ngắn hạn được chú trọng hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của tỉnh nhà. Tuy doanh số thu nợ ngắn hạn giảm từ 1.856.505 triệu đồng ở năm 2011 xuống còn 1.527.537 triệu đồng ở năm 2012 (tương ứng giảm 17,72% so với cùng kỳ năm 2011) sang năm 2013 số liệu này lại tiếp tục giảm xuống còn 1.230.596 triệu đồng (tương ứng giảm 19,44% so với cùng kỳ năm 2012). Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn trong các năm 2011, 2012 giảm đều nên dẫn đến khoản nợ đến hạn thu hồi cũng giảm.

Không giống như doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng ở năm 2012 đạt đến 492.119 triệu đồng, đã tăng 56.129 triệu đồng (ứng với 12,87%) so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp dùng để mua máy móc thiết bị ở năm 2012 đến thời hạn đáo hạn, nên ta thấy số liệu về doanh số cho vay và dư nợ trung và dài hạn trong năm này ở lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng. Người nông

dân sau khi trả hết các khoản nợ cũ đã tiếp tục vay lại để xoay vòng vốn đưa vào mở rộng sản xuất. Đến năm 2013 doanh số thu nợ trung và dài hạn tiếp tục tăng lên đến 508.730 triệu đồng (tương ứng tăng 3,38% so với cùng kỳ năm 2012). Do năm 2012 các khoản nợ trung và dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp đã thu được hầu hết, sang năm 2013 các khoản nợ đến hạn có phần giảm sút nên doanh số thu nợ có tăng nhưng chậm hơn, phần nhiều là các khoản nợ từ SXKD và cho vay tiêu dùng đang trong thời gian đến hạn.

Nhìn sang khía cạnh các ngành kinh tế, ta thấy doanh số thu nợ chủ yếu tập trung ở lĩnh vực cho vay SXKD. Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ ở lĩnh vực SXKD chiếm tỷ trọng cao ở năm 2011, năm 2012, năm 2013 lần lượt là 69,56%, 64,87%, 62,35%. Dù chiếm tỷ trọng cao nhưng số liệu này qua các năm liên tục giảm. Từ 1.594.594 triệu đồng ở năm 2011 giảm xuống 1.310.247 triệu đồng ở năm 2012 (tương ứng giảm 284.347 triệu đồng, giảm 17,83% so với cùng kỳ năm 2011). Đến năm 2013, số liệu tiếp tục giảm 225.798 triệu đồng (ứng với 17,23%) so với cùng kỳ năm 2012, chỉ còn 1.084.449 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do vay SXKD chủ yếu có thời hạn vay ngắn và doanh số cho vay trong giai đoạn năm 2011, 2012 liên tục giảm. Điều này làm cho các khoản nợ đến hạn trong năm 2013 ít hơn hẳn các năm trước.

Như đã giải thích ở phần doanh số thu nợ trung và dài hạn, doanh số thu nợ ở lĩnh vực nông nghiệp tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2011 doanh số thu nợ nông nghiệp đạt 381.353 triệu đồng. Đến năm 2012, số liệu này tăng lên đạt 404.731 triệu đồng (đã tăng 23.378 triệu đồng ứng với 6,13% so với cùng kỳ năm 2011). Bước sang năm 2013 doanh số này còn tăng nhanh hơn lên đến 533.695 triệu đồng (tương ứng tăng 128.964 triệu đồng ứng với 31,86% so với cùng kỳ năm 2012). Trong thời gian này, ngoài các khoản nợ trung và dài hạn ở lĩnh vực này đến hạn thì các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trong năm 2013 đẩy doanh số thu nợ tăng nhanh.

Doanh số thu nợ ở lĩnh vực tiêu dùng, có sự biến động riêng khác với các lĩnh vực còn lại. Cụ thể, ở năm 2011 doanh số thu nợ lĩnh vực này đạt 132.282 triệu đồng. Sau đó tăng 50.921 triệu đồng đạt 183.203 triệu đồng ở năm 2012 (tương ứng đã tăng 38,49% so với cùng kỳ năm 2011). Đến năm 2013 doanh số này giảm xuống còn 112.984 triệu đồng (giảm 38,33% so với cùng kỳ năm 2012) Nguyên nhân của sự biến động này là do cho vay tiêu dùng thường là các khoản cho vay mua xe ô tô, mua nhà, tiêu dùng cán bộ nhân viên. Chủ yếu xét duyệt cho vay dựa vào thu nhập hàng tháng của người đi vay và thế chấp bằng tài sản sử dụng vốn vay hình thành. Đồng thời vốn vay không tạo ra được lợi nhuận. Do đó, khi thu nhập của người đi vay có biến động, đặt biệt

39

trong tình hình kinh tế khó khăn thì rủi ro trong thu hồi nợ xuất hiện. Cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng là cho vay đầy rủi ro. Nhận thấy tình hình kinh tế ngày càng biến động, ngân hàng chủ trương giảm cho vay tiêu dùng, bằng mọi biện pháp thu hồi nhanh nợ vay tiêu dùng nên năm 2012 phần lớn các khoản nợ được thu hồi. Bên cạnh các khoản nợ thu hồi được thì lượng vốn bị ứ động do khách hàng không có khả năng trả nợ phải xử lý tài sản kéo dài cũng xuất hiện. Sang năm 2013, phần nhiều là các khoản nợ khó đòi từ năm 2012. Bằng mọi nỗ lực ngân hàng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ nhưng doanh số thu nợ trong năm cũng giảm nhẹ. Do chỉ có thể thu hồi nợ bằng cách xử lý tài sản.

Doanh số thu nợ trong lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng không cao. Không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phân tích.

Doanh số thu nợ nhìn theo khía cạnh thành phần kinh tế doanh số thu nợ mảng cá nhân chiếm ưu thế hơn hẳn. Tỷ trọng doanh số thu nợ mảng cá nhân qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 78,57%, 62,68%, 68,90%. Đồng thời, doanh số thu nợ mảng cá nhân liên tục giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ mảng cá nhân đạt 1.801.139 triệu đồng. Đến năm 2012 chỉ còn 1.265.856 triệu đồng (giảm 535.283 triệu đồng ứng với 29,72% so với cùng kỳ năm 2011). Nguyên nhân giảm của năm 2012 là do doanh số cho vay mảng cá nhân có phần giảm sút nên các khoản nợ cá nhân đến hạn trong thời gian này cũng giảm. Năm 2013 doanh số thu nợ tiếp tục giảm chỉ còn 1.198.413 triệu đồng (giảm 67.443 triệu đồng ứng với 5,33% so với cùng kỳ năm 2012). Mặc dù doanh số cho vay mảng cá nhân năm 2013 tăng tuy nhiên do ảnh hưởng của việc giảm doanh số cho vay ở năm 2012 nên các khoản nợ đến hạn vẫn còn thấp. Ngoài ra, ảnh hưởng thu nợ ở lĩnh vực nông nghiệp của các cá nhân làm kinh tế nhỏ lẻ vay trung và dài hạn đã tất toán và vay lại trong năm 2012. Nên năm 2013 chưa đến hạn thu hồi.

Doanh số thu nợ mảng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhưng là điểm đáng chú ý. Năm 2011 doanh số thu nợ mảng doanh nghiệp là 491.356 triệu đồng, sang năm 2012 đã tăng đến 53,41% so với cùng kỳ năm 2011 lên đến 753.800 triệu đồng. Do ảnh hưởng của các khoản nợ cho vay doanh nghiệp ở năm 2011 khá lớn nên năm 2012 là năm mà ngân hàng thu hồi các khoản nợ này. Đến năm 2013, doanh số thu nợ mảng doanh nghiệp bắt đầu giảm 28,24% so với cùng kỳ năm 2012 chỉ còn 540.913 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay và dư nợ ở thành phần doanh nghiệp ở năm trước cũng giảm. Làm kéo giảm doanh số thu nợ. Ngoài ra, một phần cũng do tác động của nền kinh tế làm các doanh nghiệp không xuất được hàng hoá, dòng tiền bị ứ động nên khả năng trả nợ có phần hạn chế.

Bảng 4.3: Doanh số thu nợ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Theo thời hạn Ngắn hạn 1.856.505 1.527.537 1.230.596 -328.968 -17,72 -296.941 -19,44 Trung và dài hạn 435.990 492.119 508.730 56.129 12,87 16.611 3,38 Theo ngành kinh tế Tiêu dùng 132.282 183.203 112.984 50.921 38,49 -70.219 -38,33

Sản xuất kinh doanh 1.594.594 1.310.247 1.084.449 -284.347 -17,83 -225.798 -17,23

Nông nghiệp 381.353 404.731 533.695 23.378 6,13 128.964 31,86 Khác 184.266 121.475 8.198 -62.791 -34,08 -113.277 -93,25 Theo thành phần kinh tế Cá nhân 1.801.139 1.265.856 1.198.413 -535.283 -29,72 -67.443 -5,33 Doanh nghiệp 491.356 753.800 540.913 262.444 53,41 -212.887 -28,24 Tổng 2.292.495 2.019.656 1.739.326 -272.839 -11,90 -280.330 -13,88

41

Khác hẳn với diễn biến của doanh số thu nợ trong năm, doanh số thu nợ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 từ 1.030.171 triệu đồng tăng lên đến 1.111.509 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng tăng 7,90% so với cùng kỳ năm 2013). Sự tăng trưởng này thể hiện cụ thể qua các khía cạnh:

Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng từ 659.375 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013, đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này đã đạt 661.961 triệu đồng (tương ứng tăng 0,39% so với cùng kỳ năm 2013). Trong thời gian này, nhờ vào điều kiện kinh tế bắt đầu có khởi sắc nên khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng như cá nhân được đảm bảo, ngân hàng thu được nợ đều và ổn định.

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 So sánh 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2014 Tuyệt đối Tương đối

(%) Theo thời hạn Ngắn hạn 659.375 661.961 2.586 0,39 Trung hạn và dài hạn 370.796 449.548 78.752 21,24 Theo ngành kinh tế Tiêu dùng 97.981 27.620 -70.361 -71,81

Sản xuất kinh doanh 500.299 602.907 102.608 20,51

Nông nghiệp 410.249 440.767 30.519 7,44 Khác 21.643 40.215 18.572 85,81 Theo thành phần kinh tế Cá nhân 830.565 898.852 68.287 8,22 Doanh nghiệp 199.606 212.657 13.051 6,54 Tổng 1.030.171 1.111.509 81.338 7,90

(Nguồn:Số liệu phòng kế toán & Quỹ Sacombank An Giang giai đoạn 6/2013 – 6/2014)

So với doanh số thu nợ ngắn hạn thì doanh số thu nợ trung và dài hạn có mức tăng trưởng cao hơn. Từ 370.796 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 đã

tăng lên đạt 449.548 triệu đồng 6 tháng năm 2014 (tương ứng tăng 21,24% so với cùng kỳ năm 2013). Dù doanh số cho vay trong giai đoạn 6 tháng đầu năm giảm nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng, nguyên nhân là các khoản nợ hình thành trong thời gian trước, nay đã đến thời hạn đáo hạn. Và do phương châm thận trọng trong cho vay nên khả năng trả nợ của khách hàng tốt, ngân hàng thu được nợ đúng hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các lĩnh vực kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm thì doanh số thu nợ SXKD tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn. Từ 500.299 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 lên đến 602.907 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng 20,51%). Doanh số thu nợ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm tăng nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng nên, các khoản nợ đến hạn nhiều hơn và một phần là do ngân hàng tăng cường siết chặt công tác thẩm định TS thế chấp và phương án vay. Để đảm bảo với lượng lớn khách hàng bên NH HD Mekong chuyển sang những vẫn giữ được chất lượng tín dụng tốt. Từ đó, các khoản nợ được thu hồi tăng cao.

Doanh số thu nợ ở lĩnh vực nông nghiệp vào thời gian này cũng tăng. Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 410.249 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ đạt 440.767 triệu đồng (tương ứng tăng 7,44% so với cùng kỳ năm 2013). Mặc dù giá đầu vào của nguyên liệu sản xuất tăng, nhưng nhờ sự hỗ trợ của chính quyền định phương và sở khoa học công nghệ áp dụng khoa học-kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, chăn nuôi nên sản lượng sản phẩm trong những tháng đầu năm 2014 có tăng hơn so với trước. Giá đầu ra của các sản phẩm nông sản, thuỷ sản trong giai đoạn này ổn định hơn nên thu nhập của người đi vay được đảm bảo, ngân hàng có khả năng thu hồi được nợ.

Riêng cho vay ở lĩnh vực tiêu dùng bắt đầu xuất hiện rủi ro. Thể hiện ở doanh số thu nợ giảm từ 97.981 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 27.620 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng giảm 71,81% so với cùng kỳ năm 2013). Một phần là do vay tiêu dùng trong thời gian này hầu hết là dùng để sửa chữa nhà, nên kỳ trả nợ chưa đến. Hơn nữa, cũng không thể phủ nhận kết quả của quá trình phát hành thẻ tín dụng. Một vài khách hàng có sự biến động trong thu nhập nên không còn khả năng trả nợ cho các khoản tín dụng trên.

Doanh số thu nợ khác không có tính đại diện cho thành phần kinh tế nào nên không tiến hành phân tích.

Trong doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế thì thu nợ ở khu vực cá nhân chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do lượng vốn cho vay ở khu vực cá nhân cao hơn hẳn so với doanh nghiệp. Đồng thời, doanh số thu nợ mảng cá

43

nhân giai đoạn 6 tháng đầu của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là doanh số thu nợ mảng cá nhân 6 tháng đầu năm 2013 đạt 830.565 triệu đồng, khi sang đến 6 tháng đầu năm 2014 thì số liệu này đã tăng lên đến 898.852 triệu đồng (tương ứng tăng 8,22% so với cùng kỳ năm 2013). Số liệu này cho thấy tình hình kinh tế dần được phục hồi và các khoản nợ cho vay dài hạn trong nông nghiệp ở năm 2012 đã tới thời điểm đến hạn. Nhờ công tác thẩm định xét duyệt hồ sơ vay có hiệu quả, nên các đối tượng này trả nợ tương đối tốt.

Dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng doanh số thu nợ ở thành phần doanh nghiệp cũng đang tăng trưởng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ mảng doanh nghiệp đạt 199.606 triệu đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ mảng doanh nghiệp đạt 212.657 triệu đồng với tốc độ tăng không kém so với doanh số thu nợ mảng cá nhân (tăng 6,54% so với cùng kỳ năm 2013). Điều này cho thấy ở giai đoạn đầu năm ngân hàng thu nợ rất tốt. Một phần là do chính sách mới ở ngân hàng, đó là quy trách nhiệm khi xảy ra nợ quá hạn cho từng chuyên viên khách hàng và nhân viên thẩm định nên chất lượng của các khoản nợ có phần được nâng lên.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 47)