Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 53)

Qua bảng 4.5 ta thấy tình hình dư nợ trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 có nhiều biến động. Cụ thể như sau:

Năm 2011 dư nợ tại Sacombank An Giang đạt 1.778.345 triệu đồng, sang đến năm 2012 dư nợ giảm 320.669 triệu đồng (tương ứng giảm 18,03% so với cùng kỳ năm 2011) chỉ còn 1.457.676 triệu đồng. Điều này là do tác động từ các nguồn thông tin không đáng tin cậy là ngân hàng Sacombank bị thâu tóm tại thời điểm cuối năm 2011 đến đầu năm 2012. Ngoài ra, năm 2012 là năm đầy khó khăn của nền kinh tế, các khách hàng có kế hoạch kinh doanh hiệu quả thì dè dặt, hạn chế mở rộng sản xuất, hạn chế vay vốn, còn khách hàng không đủ tiêu chuẩn, chất lượng tín dụng thì ngày càng nhiều. Sang năm 2013 dư nợ của ngân hàng đạt đến 1.957.246 triệu đồng, tăng 499.570 triệu đồng (tốc độ gia tăng đạt 34,27% so với cùng kỳ năm 2012) báo hiệu một tình hình khởi sắc của nền kinh tế.

Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Dư nợ năm 2011, năm 2012, năm 2013 có tỷ trọng lần lượt là 69,88%%, 71,49%, 68,76%. Nguyên nhân là do đặc thù ở An Giang với đa số các ngành nghề SXKD có chu kỳ ngắn hạn với mức lưu chuyển vốn nhanh, thời hạn vay ngắn, khách hàng vay vốn nhằm đám ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời. Năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.242.770 triệu đồng. Sang năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 836.564 triệu đồng giảm 406.206 triệu đồng (tương ứng 32,69%) so

với cùng kỳ năm 2011. Sự giảm sút này là do tình hình chung của toàn hệ thống ngân hàng Sacombank. Đến năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trở lại đạt 1.139.612 triệu đồng với mức tăng 303.048 triệu đồng (tương ứng 36,23%) so cùng kỳ năm 2012. Do tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tình hình kinh tế đã bước đầu đi vào ổn định. Ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay nhỏ lẻ bằng các sản phẩm cho vay góp chợ, đồng thời xây dựng hệ thống cộng tác viên tại địa bàn thông qua mối quan hệ hiện có là các cửa hàng vật tư nông nghiệp, người có uy tín tại địa phương nhắm rõ tình hình của các hộ dân để tư vấn và giới thiệu khách hàng. Điều này làm cho lượng khách hàng ngày càng gia tăng. Trước tình hình này, các chuyên viên khách hàng cần tích cực và cẩn trọng hơn trong việc thẩm định khách hàng.

Bên cạnh dư nợ cho vay ngắn hạn thì dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ cho vay khách hàng khoảng 30% đến 42% qua các năm. Khoản mục dư nợ trung và dài hạn có xu hướng biến động khác hẳn như dư nợ ngắn hạn. Cụ thể: năm 2011 dư nợ trung và dài hạn đạt 535.575 triệu đồng. Đến năm 2012 dù tổng dư nợ giảm nhưng dư nợ trung và dài hạn cũng vẫn tăng 85.537 triệu đồng (tương ứng 15,97%) so với cùng kỳ năm 2011 đạt 621.112 triệu đồng. Sang năm 2013 dư nợ trung và dài hạn đạt 817.634 triệu đồng tăng 196.522 triệu đồng (tương ứng tăng 31,64%) so với cùng kỳ năm 2012. Mức tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn ổn định hơn hẳn mức tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn đảm bảo chỉ sử dụng 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đúng theo quy định. Nguyên nhân làm cho dư nợ trung và dài hạn tăng nhanh một phần là do trong gói cho vay ưu đãi 8.500 tỷ đồng được triển khai vào giữa năm 2013 đã có 2.000 tỷ đồng ưu đãi cho vay mua – xây – sữa chữa bất động sản và 500 tỷ đồng ưu đãi cho vay mua xe ô tô. Ngoài ra, năm 2013 một số lĩnh vực đã trở lại sản xuất. Quá trình này thúc đẩy nhu cầu vay vốn như các doanh nghiệp đổi mới máy móc, thiết bị; các hộ nông dân cần mua máy gặt đập, ghe, thuyền chuyên chở,…. Do với mục đích sử dụng trên nên nhu cầu khách hàng đòi hỏi thời hạn trả nợ kéo dài.

Khi nhìn theo khía cạnh các ngành kinh tế thì dư nợ chủ yếu tập trung cho vay SXKD, chiếm tỷ trọng khoản 45% - 65% qua các năm. Năm 2011 dư nợ cho vay SXKD đạt 1.161.206 triệu đồng, đến năm 2012 đã giảm 353.547 triệu đồng (tương ứng giảm 30,45%) đạt 807.659 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh là do không cạnh tranh được với các ngân hàng có vốn mạnh và sự hỗ trợ của nhà nước như: Agribank, Vietcombank, Vietinbank… lãi suất cho vay của họ luôn thấp hơn. Đều này làm cho các khách hàng lớn, có tiêu chuẩn tín dụng tốt đều bị lôi kéo sang các ngân hàng khác. Đến năm

45

2013 dư nợ cho SXKD tăng nhẹ trở lại lên đến 860.793 triệu đồng (đã tăng 53.134 triệu đồng tương ứng 6,58% so với cùng kỳ năm 2012). Chi nhánh có vị trí toạ lạc tại thành phố Long Xuyên nên đối tượng tiếp cận chủ yếu là khách hàng vay vốn có nhu cầu SXKD trong thành phố. Ngoài ra, chi nhánh mở rộng cho vay đến các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ bằng sản phẩm cho vay góp chợ, tiếp cận đến hầu hết các tiểu thương tại chợ có nhu cầu vay vốn. Điều này làm cho dư nợ cho vay SXKD chiếm tỷ trọng cao và tăng liên lên trong năm 2013.

Đứng thứ hai sau dư nợ cho vay SXKD, dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 19% - 39% và tăng đều qua các năm. Trong đó, dư nợ năm 2012 tăng 105.305 triệu đồng (tương ứng 32,79%) so với năm 2011 và đạt đến 426.470 triệu đồng. Năm 2013 dư nợ cho vay nông nghiệp đặc biệt tăng mạnh 340.146 triệu đồng (tương ứng 79,76%) đạt 766.616 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 chi nhánh triển khai chương trình tăng cường công tác tiếp thị tập trung vào thị trường nông thôn. Điển hình là chương trình tăng cường cộng tác viên tại địa bàn là các của hàng vật tư nông nghiệp, các cá nhân có uy tín tại địa phương để hỗ trợ công tác giới thiệu, tư vấn, thẩm định và kiểm duyệt khách hàng. Đồng thời ngoài cho vay sản xuất lúa và nuôi cá, là ngành chủ lực của tỉnh, chi nhánh còn chủ động tiếp cận đến các ngành nghề xung quanh vùng ngoại ô thành phố như: các ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi bò, heo, lươn, gia súc, gia cầm.

Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2012 đạt 189.194 triệu đồng đã giảm 13.305 triệu đồng (tương ứng giảm 7,03%) so với cùng kỳ năm 2011. Sự sụt giảm này là do nền kinh tế trong năm 2012 tăng trưởng chậm, với nhiều sự khủng hoảng và lên giá của nhiều mặt hàng, làm tâm lý của người tiêu dùng dè dặt, hạn chế hơn trong việc chi tiêu. Số lượng dư nợ tất toán nhiều nhưng vay lại ít. Nhưng đến năm 2013 dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng trở lại đạt 256.570 triệu đồng, tức đã tăng 80.681 triệu đồng (tương ứng tăng 45,87%). Nguyên nhân của mức tăng tại năm 2013 một phần là do nền kinh tế dần phục hồi, tâm lý tiêu dùng trở lại bình thường. Mặc khác do chương trình mở thẻ tín dụng tại chi nhánh cho các cán bộ công nhân viên thông qua các hình thức tiếp thị tại cơ quan, tổ chức, trường học. Tuy nhiên, đây là hình thức cho vay không có tài sản thế chấp tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nên ngân hàng cũng xem xét kỹ từng đối tượng để cấp hạn mức thẻ.

Bảng 4.5: Tình hình dư nợ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Theo thời hạn Ngắn hạn 1.242.770 836.564 1.139.612 -406.206 -32,69 303.048 36,23 Trung hạn và dài hạn 535.575 621.112 817.634 85.537 15,97 196.522 31,64 Theo ngành kinh tế Tiêu dùng 189.194 175.889 256.570 -13.305 -7,03 80.681 45,87

Sản xuất kinh doanh 1.161.206 807.659 860.793 -353.547 -30,45 53.134 6,58

Nông nghiệp 321.165 426.470 766.616 105.305 32,79 340.146 79,76 Khác 106.780 47.658 73.267 -59.122 -55,37 25.609 53,73 Theo thành phần kinh tế Cá nhân 1.225.353 1.259.562 1.782.860 34.209 2,79 523.298 41,55 Doanh nghiệp 552.992 198.114 174.386 -354.878 -64,17 -23.728 -11,98 Tổng 1.778.345 1.457.676 1.957.246 -320.669 -18,03 499.570 34,27

47

Dư nợ theo thành phần kinh tế chủ yếu tập trung ở cho vay cá nhân. Mức cho vay cá nhân qua các năm đều chiếm tỷ trọng trên 68%. Năm 2011 dư nợ cho vay cá nhân đạt 1.225.353 triệu đồng. Sang năm 2012 dư nợ cho vay cá nhân đạt 1.259.562 triệu đồng tăng 34.209 triệu đồng (tương ứng tăng 2,79%) so với cùng kỳ năm 2011. Đến năm 2013, Dư nợ cho vay cá nhân đã tăng 523.298 triệu đồng (tương ứng tăng 41,55%) so với cùng kỳ năm 2012 đạt 1.782.860 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chương trình cho vay được đẩy mạnh trong nông nghiệp và cho vay tiêu dùng đã khuyến khích, thúc đẩy người dân chăn nuôi lại, sản xuất lại và tiêu dùng cũng nhiều hơn nhờ vào thẻ tín dụng không tín lãi trong một tháng đầu sau mua hàng.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp liên tục giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, năm 2011 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 552.992 triệu đồng. Đến năm 2012 số liệu này giảm 354.878 triệu đồng (ứng 64,17%) so với cùng kỳ năm 2011 chỉ còn 198.114 triệu đồng. Năm 2013 dư nợ cho vay doanh nghiệp lại giảm 23.728 triệu đồng (ứng 11,98%) so với cùng kỳ năm 2012 kéo dư nợ trong doanh nghiệp đến mức thấp nhất chỉ còn 174.386 triệu đồng. Nguyên nhân một phần là do lãi suất cho vay của ngân hàng không cạnh tranh lại với các ngân hàng TMCP có vốn mạnh và được hậu thuẫn của nhà nước từ các gói hỗ trợ cho vay của nước ngoài như: Vietcombank, Agribank, Vietinbank, Eximbank. Hơn nữa, ngân hàng cũng còn ngần ngại cho vay các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Điều này làm cho các khách hàng lớn (đặc biệt là doanh nghiệp) của chi nhánh dần chạy theo lãi suất vay thấp về với các ngân hàng khác. Để khắc phục tình trạng mất khách hàng như hiện nay, Sacombank An Giang đã đưa ra các gói ưu đãi cho vay, đồng thời thường xuyên quan tâm tiếp cận, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm giữ chân khách hàng bằng phong cách phục vụ và sự tiện lợi tối đa.

Nối tiếp tiến trình tăng dư nợ ở năm 2013, giai đoạn 6 tháng đầu năm dư nợ cho vay tiếp tục tăng từ 1.687.556 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 lên đến 2.267.705 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tăng 34,38% so với cùng kỳ năm 2013). Trong đó:

Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng từ 952.120 triệu đồng lên đến 1.465.919 triệu đồng (tương ứng tăng 44,60% so với cùng kỳ năm 2013). Nguyên nhân là do tác động có ảnh hưởng kéo dài của chương trình “cánh đồng mẫu lớn” và nền kinh tế đang dần phục hồi. Ngoài ra lượng khách hàng do chuyên viên khách hàng mới mang lại cũng đóng góp lớn vào quá trình tăng trưởng.

Bảng 4.6: Tình hình dư nợ theo thời hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 So sánh 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2014 Tuyệt đối Tương đối

(%) Theo thời hạn Ngắn hạn 952.120 1.465.919 513.799 44,60 Trung hạn và dài hạn 735.436 801.786 66.350 12,39 Theo ngành kinh tế Tiêu dùng 186.650 321.947 135.297 72,49

Sản xuất kinh doanh 934.991 986.640 51.649 5,52

Nông nghiệp 502.223 894.778 392.555 78,16 Khác 63.691 64.340 649 1,02 Theo thành phần kinh tế Cá nhân 1.470.429 2.081.305 610.876 41,54 Doanh nghiệp 217.127 186.400 -30.727 -14,15 Tổng 1.687.556 2.267.705 580.149 34,38

(Nguồn:Số liệu phòng kế toán & Quỹ Sacombank An Giang giai đoạn 6/2013 – 6/2014) Dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tiếp tục tăng. Từ 735.436 triệu đồng lên đến 801.786 triệu đồng (tương ứng tăng 12,39% so với cùng kỳ năm 2013). Do gói ưu đãi ngày càng phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân và thời gian triển khai kết thúc ngày 30/09/2014 nên lượng khách hàng vay vốn tăng mạnh. Đồng thời, gói cho vay ưu đãi này cũng theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, nhằm giúp cá doanh nghiệp, cá nhân khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế.

Dư nợ SXKD vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều trong giai đoạn 6 tháng đầu năm Cụ thể: ở 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ SXKD đạt 934.991 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ đã tăng lên 986.646 triệu đồng (tức đã tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2013). Tiếp tục áp dụng các sản phẩm cho vay nhỏ lẻ tại vùng ven thành phố. Đồng thời, nhờ vào gói cho vay ưu đãi đã dành 5000 tỷ cho vay SXKD nên lãi suất cho vay của ngân hàng đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng lớn, nên dư nợ trong lĩnh vực này tăng đều.

49

Bên cạnh đó, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh trong giai đoạn này. Cụ thể, từ 502.223 triệu đồng tăng lên đến 894.778 triệu đồng (tương ứng tăng 78,16% so với cùng kỳ năm 2013). Hiệu quả của việc triển khai cộng tác viên tại địa bàn ngày được biểu hiện rõ. Việc này giúp các chuyên viên khách hàng tiết kiệm thời gian đi tiếp thị, rà soát địa bàn. Và tiếng nói của người dân tại địa phương đối với người nông dân có phần thuyết phục hơn. Điều này làm cho khách hàng sản xuất nông nghiệp đến vay tại ngân hàng ngày càng nhiều.

Dư nợ trong lĩnh vực tiêu dùng giai đoạn 6 tháng đầu năm có phần cao hơn số liệu của cả năm. Nguyên nhân là do vừa bước sang năm mới, đúng dịp tết nguyên đán, nhu cầu mua sắm có phần tăng cao. Tuy nhiên, càng về cuối năm thì nhu cầu này giảm dần. Dư nợ cho vay tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 đạt 186.650 triệu đồng và xu hướng đến 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ đã tăng lên đạt 321.947 triệu đồng (tương ứng tăng 72,49% so với cùng kỳ năm 2013). Đó là hệ quả của tâm lý của người tiêu dùng dần quen với sự tăng giá của các mặt hàng nên chi tiêu thoải mái hơn, ít dè dặt hơn trước. Ngoài ra, số lượng của thẻ tín dụng tăng, khách hàng thường sử dụng để mua các món hàng lớn, thanh toán các hoá đơn lớn hơn 1 triệu đồng thay vì dùng tiền mặt.

Số lượng dư nợ trong lĩnh vực khác cũng có tăng nhưng tỷ trọng thấp. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 6 tháng đầu năm cũng không khác biệt nhiều so với cả năm đã phân tích trên. Dư nợ cho vay cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, từ 1.470.429 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 lên đến 2.081.305 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng tăng 41,54% so với cùng kỳ năm 2013). Một phần là do chương trình cho vay được đẩy mạnh trong nông nghiệp và cho vay tiêu dùng trong năm 2013. Đồng thời, một phần là nhờ công tác quảng bá, đưa hình ảnh của Sacombank đến từng người tiêu dùng bằng việc tặng áo mưa trong những trận mưa lớn có trú mưa tại ngân hàng, các chương trình “cùng Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng” như nhắc lại hình ảnh Sacombank trong lòng người dân thành phố. Nhờ đó lượng khách đến với Sacombank ngày một nhiều hơn.

Tình hình dư nợ trong thành phần kinh tế doanh nghiệp có phần giảm sút, từ 217.127 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 186.400 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng giảm 14,15%). Mặc dù đã có gói ưu đãi dành cho SXKD tuy nhiên gói này chỉ áp dụng cho các khoản vay lớn, khách hàng lớn, nên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó lòng tiếp cận được. Các doanh nghiệp thì đang khát vốn nhưng lại ngại lãi suất cao, ngân hàng cũng cũng có phần thắt chặt cho vay đối với các khoản vay có tài sản

đảm bảo không tốt. Điều này làm dư nợ cho vay doanh nghiệp giảm nhưng đảm bảo được chất lượng tín dụng tốt, khả năng thu hồi được nợ là rất cao.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)