ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN, HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 78)

VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Qua quá trình phân tích ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm đều tăng trưởng và kéo dài đến cả giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014. Đồng thời khả năng huy động vốn của ngân hàng tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho vay ra thị trường. Nhưng nhờ vào cơ chế mua bán vốn FTP nên lượng vốn của ngân hàng được đáp ứng đầy đủ và tạo sự chủ động, linh hoạt trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Xem xét tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tại ngân hàng qua các năm thì ta thấy cơ cấu tín dụng tại ngân hàng cho vay cá nhân và cho vay trong thời hạn ngắn chiếm ưu thế. Đồng thời, các khoản vay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cho vay SXKD và cho vay nông nghiệp. Trong đó, qua các năm doanh số cho vay có tình hình biến động không theo không có xu hướng chung, tuy nhiên, xét đến giai đoạn 6 tháng đầu năm thì doanh số cho vay bắt đầu tăng ở hầu hết mọi thành phần, kỳ hạn và lĩnh vực kinh tế. Trái ngược với doanh số cho vay, doanh số thu nợ có diễn biến giảm đều trong năm và bắt đầu tăng lại ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014. Chính vì thế mà khả năng hồi nợ của ngân hàng thể hiện qua hệ số thu nợ giảm dần. Có biến động gần giống với doanh số cho vay, tình hình dư nợ của ngân hàng có giảm ở năm 2012 nhưng về sau có xu

69

hướng tăng. Mức tăng trưởng dư nợ trong các năm gần đây tương đối nhanh, trong khi tốc độ đồng vốn thu về không theo kịp mức tăng này nên vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng năm sau có thấp hơn năm trước. Điều này báo hiệu tình trạng rủi ro khi không đủ nguồn vốn đáp ứng các khoản vay. Khi xét đến tình hình nợ xấu tại ngân hàng thì các khoản nợ xấu có xu hướng giảm ở năm 2012 và tăng trở lại ở năm 2013 nhưng đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu đã có chuyển biến giảm. Nợ xấu được nhìn rõ hơn, khi xem xét hệ số rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn thì các tỷ lệ này luôn thấp hơn 0,2%. Mức độ rủi ro của ngân hàng đang ở mức thấp, có thể chấp nhận được. Đồng thời, so sánh 2 tỷ số trên ở năm 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, Hệ số rủi ro tín dụng lên đến 0,08% và 0,10% nhưng tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lại bằng 0 điều này cho thấy nợ quá hạn nhóm 3, nhóm 4 trong giai đoạn trên còn tương đối lớn và có khả năng chuyển sang nợ nhóm 5. Tuy nhiên, mức trích lập dự phòng của ngân hàng tương đối lớn, vượt qua hẳn mức nợ xấu, đảm bảo đưa các khoản nợ xấu đã phát sinh nằm trong tầm kiểm soát. Từ tất cả các phân tích trên nhận thấy mức độ rủi ro tín dụng ở ngân hàng đang tồn tại và biến động không một hướng nhất định. Riêng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm tình hình rủi ro tín dụng đang được kéo giảm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)