Tình hình nợ xấu của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 60)

Chi nhánh An Giang

Qua hình 4.3 ta thấy, Nợ xấu năm 2011 đạt 2.590 triệu đồng, đến năm 2012 nợ xấu của ngân hàng đã có sự giảm mạnh chỉ còn 1.188 triệu đồng tương ứng giảm 54,19% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là biểu hiện đáng mừng. Đây là kết quả của quá trình thắt chặt tín dụng thể hiện ở số liệu dư nợ năm 2012 giảm, kết hợp với xử lý tài sản đảm bảo. Cụ thể hơn ngân hàng đã xử lý nhanh các tài sản của khoản nợ quá hạn bằng cách hỗ trợ vốn cho người mua tài sản, thoả thuận thương lượng, tạo mọi điều kiện để khách hàng trả nợ. Hơn nữa, trước tình hình kinh tế như đã phân tích trên, chính quyền địa phương bằng nhiều biện pháp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp khơi thông dòng vốn. Giúp ngân hàng thu được nợ. Tuy nhiên, thắt chặt tín dụng, xử lý TSĐB chỉ là biện pháp tình thế, không có hiệu quả lâu dài, vì ngân hàng vẫn phải tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng cần có biện pháp kiềm chế nợ quá hạn mới phát sinh mà vẫn có thể tăng trưởng tín dụng, kèm với việc xử lý TSĐB thì mới khắc phục được tình trạng nợ xấu gia tăng. Đến năm 2013 tình hình nợ xấu lại diễn biến tăng trở lại, đạt 1.815 triệu đồng (tương ứng đã tăng 44,07% so với cùng kỳ năm 2012). Điều này cũng khó lòng kiềm hãm khi mà áp lực tăng trưởng đè năng lên từng cán bộ tín dụng. Khách hàng thì ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, qua hình 4.4 tổng nợ xấu trong giai đoạn 6 tháng đầu năm có giảm. Cụ thể, nợ xấu giảm từ 1.743 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 1.116 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng giảm 35,97% so với cùng kỳ năm 2013). Khác hẳn với đợt giảm nợ xấu trong năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu giảm nhưng dư nợ vẫn tăng. Đây là tác động tích cực của chiến lượt quản lý nợ bán kính 2 kilomet. Một biện pháp tăng trưởng, kiềm chế nợ xấu tương đối hiệu quả, bền vững. Để thấy rõ hơn về diễn biến tình hình nợ xấu tại ngân hàng và tác động do biến đổi của các ngành nghề trong xã hội, cùng các thành phần kinh tế. Thì khu vực nào có ảnh hưởng làm tăng nợ xấu của ngân hàng nhiều? Ngành nào có khả năng bị tác động hình thành nên nợ xấu lớn nhất?

51

4.3.1.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn

2.590 1.729 861 1.188 792 396 1.815 1.141 674 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nợ xấu Ngắn hạn Trung và dài hạn

(Nguồn:Phòng kế toán & Quỹ Sacombank An giang giai đoạn 2011 - 2013 )

Hình 4.3 Tình hình nợ xấu theo thời hạn giai đoạn 2011-2013

Tương ứng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn thì tình hình nợ xấu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2011, năm 2012, năm 2013 có tỷ trọng lần lượt là 66,76%, 66,67%, 62,87%. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn năm 2011 là 1.729 triệu đồng sang năm 2012 đã giảm đáng kể chỉ còn 792 triệu đồng (tương ứng giảm 54,19% so với cùng kỳ năm 2011). Làm được điều này là do ngân hàng hạn chế, thắt chặt cho vay như đã giải thích ở doanh số cho vay và dư nợ ở năm 2012. Bên cạnh đó, còn tăng cường công tác xử lý nợ xấu phân công trực tiếp một chuyên viên quản lý nợ với công việc chính xử lý các tài sản và tranh chấp tài sản thuộc các khoản nợ xấu Đây là một tính hiệu tốt cần duy trì lâu dài tuy nhiên đến năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn đã tăng trở lại đạt 1.141 triệu đồng (tương ứng tăng 58,05% so với cùng kỳ năm 2012). Tương ứng với năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn giảm, doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ tăng. Điều này đã biểu hiện rõ nợ xấu bắt đầu trở lại trong năm 2013. Tuy nhiên mức tăng vẫn được kiềm chế thấp hơn năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng gặp phải khó khăn trong SXKD. Hơn nữa, một phần vốn vay được sử dụng không đúng mục đích. Một số cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm lấy đồng vốn để cho vay lại bên ngoài với lãi suất cao hơn dẫn đến rủi ro mất vốn cao. Nên không có khả năng trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, mục đích sử dụng vốn vay rất khó kiểm soát và ngân hàng cũng không đủ nguồn nhân lực thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn sau cho vay một cách chặt chẽ.

Nợ xấu thời hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng biến động theo tình hình chung là giảm ở năm 2012 và tăng trở lại ở năm 2013. Cụ thể: nợ xấu trung và dài hạn năm 2011 là 861 triệu đồng, sang năm 2012 nợ xấu giảm xuống còn 396 triệu đồng (tương ứng giảm 465 triệu đồng, ứng với giảm 54,01% so với cùng kỳ năm 2011) đến năm 2013, nợ xấu trung và dài hạn tăng trở lại đạt 674 triệu đồng (tương ứng tăng 70,20%). Thời điểm những tháng cuối của năm 2013 là thời điểm một số khoản cho vay trung và dài hạn với lượng vốn vay lớn đang trong nhóm nợ quá hạn chuyển sang nhóm nợ xấu. Điều này làm nợ xấu tăng đột ngột đồng thời cũng thoi thúc ngân hàng cần phải có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

1.743 1.217 526 1.116 736 380 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800

6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

Tổng nợ xấu Ngắn hạn Trung và dài hạn

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán & Quỹ Sacombank An Giang giai đoạn 6/2013 – 6/2014) Hình 4.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.217 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm được 481 triệu đồng (tương ứng giảm 31,69%) so với cùng kỳ năm 2013 còn 736 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng cao với sự ảnh hưởng lớn nợ xấu ngắn hạn là vấn đề đang được quan tâm và kiềm hãm tại ngân hàng. Khắc phục tình trạng không thể kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay dẫn đến phát sinh nợ xấu trong năm 2013. Ban lãnh đạo chi nhánh bắt đầu đề xuất chiến lược quản lý nợ bán kính 2 kilomet. Theo đó trong bán kính 2 kilomet tâm là Sacombank chi nhánh An Giang và các phòng giao dịch, sẽ thống kê tình hình dư nợ của từng CVKH theo vị trí địa lý và tiến hành phân chia lại theo các nhánh Bắc, Nam, Đông, Tây…mỗi nhánh do một chuyên viên quản lý và phát triển dư nợ tại địa bàn đó. Điều này làm các CVKH vừa quản lý được tình hình sử dụng vốn của khoản nợ hiện có trong

53

khi xuống địa bàn để phát triển dư nợ. Quản lý tốt được các khoản nợ nên tình hình nợ xấu, nợ quá hạn có phần hạn chế.

Cũng như nợ xấu ngắn hạn nợ xấu trung và dài hạn đã có biểu hiện giảm, từ 526 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 380 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng giảm 27,76%). Một phần cũng nhờ tác động của chiến lược quản lý nợ bán kính 2 kilomet, thường xuyên quan tâm xem xét tiến độ sử dụng vốn vay. Bên cạnh đó, các khoản nợ trung và dài hạn khi được quản lý tốt thì các dấu hiện xuất hiện nợ quá hạn thường biểu hiện rất sớm, từ đó có biện pháp tiếp cận và hỗ trợ xử lý kịp thời tránh để phát sinh nợ xấu.

4.3.1.2 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

Tình hình nợ xấu khi nhìn theo các ngành nghề thì có nhiều khía cạnh đáng chú ý. 2.590 697 1.165 573 155 1.188 213 697 236 42 1.815 371 906 436 102 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nợ xấu Tiêu dùng SXKD Nông nghiệp Khác

(Nguồn:Phòng kế toán & Quỹ Sacombank An giang giai đoạn 2011 - 2013 )

Hình 4.5 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013 Nợ xấu cao nhất là ở khu vực SXKD chiếm tỷ trọng khoản 45% -60% và biến động không đều. Trong năm 2011 nợ xấu ở khu vực này lên đến 1.165 triệu đồng. Sang đến năm 2012 bước đầu có giảm chỉ còn 697 triệu đồng (tương ứng đã giảm 40,17% so với cùng kỳ năm 2011). Trong thời gian này, ngân hàng siết chặt có hồ sơ tín dụng, nhằm hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng phát sinh thêm nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN và chỉ đạo của hội sở. Đồng thời, thực hiện khởi kiện và xử lý các tài sản của nợ nhóm 5 đang tồn đọng. Cố gắng bằng mọi biện pháp giải quyết nhóm nợ này theo chỉ đạo của Ban giám đốc. Sang đến năm 2013 nợ xấu khu vực SXKD bắt đầu tăng trở lại

đạt 906 triệu đồng (tương ứng tăng 209 triệu đồng, tăng 29,99% so với năm 2012). Nguyên nhân chính là do tính chất của các ngành nghề bị ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế. Trong thời gian này thị trường bất động sản đóng băng, giá đất giảm làm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, không thể bán được trong khi nợ ngân hàng thì vẫn tính lãi hàng ngày. Hơn nữa, các công ty xây dựng vay vốn để thực hiện dự án nhưng bị ảnh hưởng bởi vấn đề pháp lí, không giải toả được diện tích xây dựng, thời gian kéo dài không có thu nhập nên mất khả năng trả nợ.

Lĩnh vực có tỷ trọng nợ xấu cao không kém là Nông nghiệp. Chiếm tỷ trọng khoản 20% - 25% Và diễn biến tương tự với nợ xấu trong lĩnh vực SXKD. Năm 2011 nợ xấu nông nghiệp đạt 573 triệu đồng. Đến năm 2012 nợ xấu có phần giảm chỉ còn 236 triệu đồng tương ứng đã giảm 337 triệu đồng (giảm 58,81%) so với cùng kỳ năm 2011. Có sự diễn biến tăng giảm tương tự nhau nguyên nhân là do ngoài các tác động từ đặc tính của ngành, ngân hàng cũng áp dụng cùng các biện pháp xử lý và thu nợ tương tự nhau theo tinh thần và chỉ đạo của Ban giám đốc. Nợ xấu ở năm 2012 được kéo giảm, tuy nhiên, với việc thắt chặt này làm dư nợ của ngân hàng giảm sút. Dù đã xử lý được một phần nợ xấu nhưng các khoản nợ nhóm 2 chưa được xem là nợ xấu nhưng cũng còn tồn đọng và có khả năng chuyển sang nợ xấu ở năm 2013. Nợ xấu nông nghiệp năm 2013 đạt 436 triệu đồng (tương ứng tăng 84,75% so với cùng kỳ năm 2012). Một phần là do nợ quá hạn cũ chuyển sang, một phần là do người nông dân đa phần vẫn còn sản xuất lúa IR50404 mặc dù cho năng suất cao nhưng giá trị gạo xuất khẩu thấp nên người nông dân thường bị ép giá, trong khi giá phân bón thuốc trừ sâu lại tăng liên tục. Hơn nữa bệnh vàng lùn, lùn xoắn lúa phổ biến nên nông dân mất mùa, không khả năng trả nợ. Người nuôi cá tra, nuôi tôm thì lại gặp trường hợp khi giá tôm, cá nguyên liệu tăng, thức ăn, thuốc chữa bệnh tăng cao, bệnh cá xuất hiện ngày càng nhiều, xuất khẩu lại gặp khó khăn về tiêu chuẩn chất lượng “VietGap”, “Globalgap” không đảm bảo. Người nuôi không sinh được lợi nhuận, mất khả năng trả nợ ngân hàng.

Nợ xấu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ và doanh số cho vay tuy nhiên nợ xấu lại khá cao, xấp xỉ với cho vay nông nghiệp. Nếu xét riêng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của lĩnh vực cho vay tiêu dùng thì qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 0,37%, 0,12%, 0,16% đây là lĩnh vực có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Nợ xấu cho vay tiêu dùng năm 2011 đạt 697 triệu đồng. Sang năm 2012 có giảm xuống còn 213 triệu đồng (giảm 69,44% so với cùng kỳ năm 2011). Đến năm 2013, nợ xấu cho vay tiêu dùng tăng lên đạt 371 triệu đồng (tương ứng tăng 74,18% so

55

với cùng kỳ năm 2012). Điều này biểu hiện rõ lĩnh vực cho vay tiêu dùng có mức rủi ro cao, do hầu hết hồ sơ xét duyệt cho vay dựa vào thu nhập của từng cá nhân và mục đích sử dụng vốn vay là tiêu dùng không có khả năng sinh lợi, khi nguồn thu nhập có biến động thì khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng giảm. Nhắm được nguyên nhân chính này nên ngân hàng đã hạn chế cho vay tiêu dùng, ra sức xử lý nợ xấu nhằm giảm rủi ro, giúp kéo giảm nợ xấu cho vay tiêu dùng ở năm 2012. Tuy nhiên, do chương trình định hướng phát triển thẻ tín dụng ở năm 2013 chi nhánh thực hiện nhằm đưa được thẻ tín dụng đến tay khách hàng, hướng đến mục tiêu sinh lợi trong dài hạn, nên dư nợ tiêu dùng đã tăng trở lại kéo số lượng nợ xấu trong năm tăng lên. Mặc dù để hạn chế rủi ro, chi nhánh lựa chọn đối tượng khách hàng được phép cấp thẻ tín dụng với những tiêu chuẩn tương đối tốt như: về chức vụ, thu nhập, gia đình, cơ quan…

Nợ xấu trong lĩnh vực khác cũng chiếm một phần trong tổng nợ xấu tuy nhiên vì có tính đại diện nên không tiến hành phân tích.

1.743 349 714 539 141 1.116 218 571 229 98 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800

6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

Tổng nợ xấu Tiêu dùng SXKD Nông nghiệp Khác

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán & Quỹ Sacombank An Giang giai đoạn 6/2013 – 6/2014)

Hình 4.6 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 Tương tự như trong năm, nợ xấu cao nhất vẫn là khu vực SXKD và có xu hướng giảm từ 714 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 571 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng giảm 20,03% so với cùng kỳ năm 2013) Các khoản nở xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 chủ yếu là các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 không có nợ nhóm 5 nên khi kinh tế có phần khởi sắc, với sự đôn đốc và tạo điều kiện thuận lại cho khách hàng trả nợ. Như chia nhỏ kỳ

hạn, phân công nhóm chuyên viên đến tận nhà khách hàng thu nợ thường xuyên. Nợ xấu có phần giảm tuy nhiên không nhiều

Lượng nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp đứng thứ hai sau nợ xấu ở lĩnh vực cho vay SXKD và cũng bắt đầu có xu hướng giảm. Ở 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu lĩnh vực nông nghiệp đạt 539 triệu đồng nhưng sang 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu trong lĩnh vực này chỉ còn 229 triệu đồng (tương ứng đã giảm 57,51% so với cùng kỳ năm 2013). Nguyên nhân là do giai đoạn đầu năm giá các mặt hàng nông sản, lúa gạo và thuỷ sản tương đối ổn định. Đồng thời, trải qua giai đoạn khó khăn ở năm 2012, năm 2013 các cá nhân, doanh nghiệp cũng có được những kinh nghiệm cho riêng mình. Hầu hết các người nuôi cá đã giảm bớt diện tích nuôi cá thịt mà chuyển sang nuôi cá giống để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho địa phương trong tình hình giá cá nguyên liệu đang tăng, dễ xuất bán và thức ăn cho cá nguyên liệu cũng ít hơn hẳn. Những người nông dân có ruộng gần nhau thì tiến hành thực hiện cánh đồng mẫu lớn cho máy cày, máy kéo, gặt đập liên hợp vào ruộng. Điều này làm nâng cao được năng suất, giảm giá thành từ đó thu nhập có phần tăng lên. Đứng trước những kế hoạch và dự án như thế, ngân hàng tiến hành gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Giúp cho người làm nông nghiệp có điều kiện phát triển kinh tế. Khuyến khích người nông dân gửi tiết kiệm hàng tháng để có khoản thu nhập trả nợ gốc. Bên cạnh đó, một số khoản nợ ngân hàng phải tiến hành xử lý tài sản.

Nợ xấu ở lĩnh vực tiêu dùng là khá cao đạt 349 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013. Đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu đã giảm xuống còn 218 triệu đồng (tương ứng giảm 37,54%). Cho vay tiêu dùng là lĩnh vực có rủi ro khá cao. Khi phát sinh nợ xấu thì cũng khó có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu là cán bộ nhân viên, nên khi có phát sinh tiền vào tài khoản tại Sacombank thì hệ thống sẽ lập tức trích khoản tiền đó để thanh toán nợ đến hạn của khách hàng, nếu khách hàng không chủ động có các biện pháp thương lượng trả nợ nào đối với ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng sẽ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)