Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 40)

Qua bảng 4.1 ta thấy doanh số cho vay qua các năm có nhiều biến động đặc biệt trong năm 2012 giảm 15,45% từ 2.009.530 triệu đồng ở năm 2011 xuống còn 1.698.987 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh số cho vay đã tăng trở lại đạt 2.238.896 triệu đồng (tương ứng tăng 31,78%). Nguyên nhân của sự biến động này được thể hiện cụ thể trong từng khía cạnh.

Chiếm tỷ trọng cao vẫn là doanh số cho vay ngắn hạn (khoảng 65% - 70%). Như đã phân tích ở phần huy động vốn, nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn và ngắn hạn, để đảm bảo nhu cầu dự trữ cho thanh khoản ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn để có được thời gian thu hồi vốn nhanh, giúp giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, An Giang là tỉnh với số lượng ngành nghề đa dạng nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn như: sản xuất chổi, thức ăn cho cá, buôn chuyến lúa gạo,… đặc biệt là chế biến gạo và xuất khẩu thuỷ sản, hầu hết nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh này đều có thời gian sử dụng dưới một năm. Nên ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn. Sự sụt giảm doanh số cho vay ở năm 2012 chủ yếu là

31

do cho vay ngắn hạn. Từ 1.471.862 triệu đồng ở năm 2011 giảm còn 1.121.331 triệu đồng ở năm 2012 (tương ứng giảm 350.531 triệu đồng). Nguyên nhân một phần là do có một số cán bộ, nhân viên của ngân hàng chuyển công tác đến địa bàn khác, đi du học hoặc không chịu nổi áp lực đã xin nghỉ việc, điều này đồng nghĩa với việc họ kéo theo một lượng khách hàng đến nơi khác hoặc vì khối lượng công việc lớn mà ít quan tâm, duy trì mối quan hệ nên khách hàng bị ngân hàng khác lôi kéo. Đến năm 2013, nhận thấy được tình hình trên ngân hàng đã khắc phục kịp thời nên doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng trở lại 1.533.644 triệu đồng (tương ứng mức tăng 36,77%). Ngoài ra, có được sự phục hồi này là do cho vay ngắn hạn chủ yếu là dùng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Cụ thể, trong năm 2013 giá xăng dầu, thực phẩm, giống nguyên liệu, phân bón,… đều tăng. Vì vậy các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cần tăng vốn để chống chọi với sự biến động giá cả và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh chính yếu của mình trong thời điểm tăng giá. Chính nguyên nhân này thúc đẩy nhu cầu vốn ngắn hạn trong năm tăng nhanh.

Khác với cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn tăng đều qua các năm. Tuy nhiên do nguyên nhân đã giải thích trên nên ở năm 2012 doanh số cho vay có tăng trưởng nhưng chững lại cụ thể: doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2012 đạt 537.668 triệu đồng (chỉ tăng được 7,44% ứng với 39.988 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011). Đến năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 705.252 triệu đồng, tăng 127.596 triệu đồng (tương ứng tăng với 22,09%) so với cùng kỳ năm 2012. Mục đích chính của khách hàng khi vay vốn với thời hạn dài chủ yếu là để mở rộng SXKD, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Ứng với thời gian vay vốn càng dài thì lợi nhuận càng cao và mức rủi ro tín dụng càng lớn. Do đó, để đảm bảo tính thanh khoản, an toàn và tăng trưởng bền vững trong kinh doanh, ngân hàng quản lý rất chặt chẽ các khoản vay trung và dài hạn. Những khách hàng tiếp cận được với nguồn vốn trung và dài hạn phải là khách hàng có lịch sử quan hệ tốt với ngân hàng. Điều đó làm cho mức tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn tăng đều và khá ổn định qua các năm.

Doanh số cho vay theo từng lĩnh vực kinh doanh có sự biến động. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là doanh số cho vay SXKD (khoảng 50%-60%) và diễn biến theo chiều hướng giảm từ 1.209.737 triệu đồng ở năm 2011 xuống còn 956.700 triệu đồng ở năm 2012 (tương ứng giảm 20,92%). Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 hầu hết các công ty đều không đạt được kế hoạch đề ra, lợi nhuận của mỗi đơn hàng quá thấp do chi phí lãi vay quá cao làm cho doanh nghiệp ngày càng kiệt quệ. Sang năm 2012 các doanh nghiệp e dè,

không muốn mở rộng sản xuất. Đến năm 2013 doanh số cho vay SXKD tăng trở lại đạt 1.137.583 triệu đồng (tương ứng tăng 18,91%) có được điều này là do chính sách của ngân hàng nhà nước kéo giảm mức lãi suất cho vay quá cao về mức phù hợp, đồng thời đưa ra nhiều gói ưu đãi để kích cầu, hỗ trợ phát triển và khôi phục kinh tế.

Chiếm tỷ trọng thứ 2 sau doanh số cho vay SXKD là doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 20% đến 40%. Khác với cho vay SXKD cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tăng đều qua các năm, riêng năm 2013 có sự tăng mạnh 363.805 triệu đồng (tăng 71,33%) so với cùng kỳ năm 2012 đạt 873.841 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động mạnh này là do ảnh hưởng của quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, do Thủ tướng Chính phủ ban hành. An Giang là một tỉnh có diện tích trồng lúa lớn, là vựa lúa của Đồng bằng sông Cửu Long. Để triển khai thực hiện quyết định trên Sacombank An Giang tiến hành hỗ trợ vay vốn cho khách hàng để thuê ruộng mở rộng diện tích, mua máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến. Ngoài ra, ngân hàng còn nới lỏng các thủ tục, điều chỉnh kỳ hạn trả lãi phù hợp với nhu cầu tạo mọi điều kiện để nông dân tiếp cận được với nguồn vốn. Chính điều này làm doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tăng khá mạnh trong năm 2013. Sự tăng trưởng mạnh này cũng kèm theo áp lực về rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Doanh số cho vay ở khoản mục khác bao gồm: cho vay du học, cho vay trong lĩnh vực giáo dục… chiếm tỷ trọng rất thấp không có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng.

Nhìn ở khía cạnh thành phần kinh tế thì doanh số cho vay mảng cá nhân qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013 chiếm tỷ trọng lần lượt là 69,99%, 76,52%, 76,90%. Nguyên nhân là do số lượng khách hàng cá nhân nhiều, dễ tiếp cận để tư vấn, hồ sơ vay vốn thấp nên lượng vốn không bị tập trung vào một khách hàng quá lớn, giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng. Doanh số cho vay mảng cá nhân năm 2011 đạt 1.406.470 triệu đồng, đến năm 2012 có sự giảm nhẹ chỉ còn 1.300.065 triệu đồng (tương ứng giảm 7,57%) tuy có sự biến động giảm nhưng không lớn, đây là tình hình chung của nền kinh tế, ngân hàng đã duy trì, hạn chế mức giảm đến tối thiểu. Hơn nữa, năm 2012 chi nhánh An Giang trong tình trạng thiếu nhân lực về chuyên viên khách hàng. Nên doanh số cho vay có phần sụt giảm. Đến năm 2013, doanh số cho vay mảng cá nhân đã tăng trở lại đạt 1.721.711 triệu đồng (đã tăng 421.646 triệu đồng ứng với 32,43% so với cùng kỳ năm 2012) đây là sự tăng trưởng đáng khích lệ. Sau thời gian đầy khó khăn của năm 2012 ở chi nhánh An Giang.

33

Bảng 4.1: Doanh số cho vay giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Theo thời hạn Ngắn hạn 1.471.862 1.121.331 1.533.644 -350.531 -23,82 412.313 36,77 Trung và dài hạn 537.668 577.656 705.252 39.988 7,44 127.596 22,09 Theo ngành kinh tế Tiêu dùng 281.937 169.898 193.665 -112.039 -39,74 23.767 13,99

Sản xuất kinh doanh 1.209.737 956.700 1.137.583 -253.037 -20,92 180.883 18,91

Nông nghiệp 420.394 510.036 873.841 89.642 21,32 363.805 71,33 Khác 97.462 62.353 33.807 -35.109 -36,02 -28.546 -45,78 Theo thành phần kinh tế Cá nhân 1.406.470 1.300.065 1.721.711 -106.405 -7,57 421.646 32,43 Doanh nghiệp 603.060 398.922 517.185 -204.138 -33,85 118.263 29,65 Tổng 2.009.530 1.698.987 2.238.896 -310.543 -15,45 539.909 31,78

Doanh số cho vay mảng doanh nghiệp cũng biến động theo tình hình chung. Giảm ở năm 2012 và tăng trở lại ở năm 2013, cụ thể: năm 2011 doanh số cho vay mảng doanh nghiệp đạt 603.060 triệu đồng đến năm 2012 số liệu này đã giảm chỉ còn 398.922 triệu đồng (giảm 33,85% so với cùng kỳ năm 2011). Trong giai đoạn này, sản lượng nuôi thuỷ sản của tỉnh giảm mạnh, các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản gặp trở ngại về xuất khẩu qua các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu, đã làm cho đầu ra bị tắt nghẽn. Con cá nằm trong ao ngày càng giảm về chất lượng và tiêu tốn thức ăn. Người nuôi rơi vào tình huống nợ cũ chưa trả lại cần vốn mới để duy trì sản xuất, ngân hàng thì buộc lòng phải thắt chặt cho vay vì không đủ tiêu chuẩn tín dụng. Bước sang năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng trở lại đạt 517.185 triệu đồng tuy vẫn thấp hơn so với năm 2011 nhưng đã tăng 29,65% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là sự nỗ lực không ngừng của tập thể nhân viên ngân hàng nhằm khắc phục và ổn định ngân hàng trong tình hình suy thoái kinh tế.

Qua bảng số liệu 4.2, theo đà tăng trưởng của năm 2013, doanh số cho vay tăng đều từ 1.260.051 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 lên đến 1.421.968 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng tăng 12,85% so với cùng kỳ năm 2013). Nguyên nhân của sự tăng trưởng này được thể hiện cụ thể qua từng khía cạnh: Doanh số cho vay ngắn hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 774.931 triệu đồng và đang có xu hướng tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 988.268 triệu đồng đã tăng 213.337 triệu đồng (ứng với 27,53%) so với cùng kỳ năm 2013. Ở giai đoạn 6 tháng đầu năm ngân hàng đã nỗ lực tăng doanh số cho vay nhằm sớm đạt được mục tiêu và vượt mức tăng trưởng kế hoạch. Số liệu của 6 tháng đầu năm cho thấy tình hình kinh tế ngày càng được phục hồi, nhờ các chính sách của chính quyền địa phương hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn kinh tế nhất là quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được đẩy mạnh thực hiện, các ngân hàng cho người nông dân vay vốn thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, người nông dân hầu hết vay thời hạn ngắn sau khi đáo hạn lại tiếp tục vay lại. Chính vì thế làm doanh số cho vay ngắn hạn cao và luôn duy trì được mức tăng trưởng.

Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm lại có xu hướng giảm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 485.120 triệu đồng. Sang đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay trung và dài hạn đã giảm còn 433.700 triệu đồng (tương ứng giảm 10,60% so với cùng kỳ năm 2013). Một phần nguyên nhân là do vốn huy động được chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn nên ngân hàng cần duy trì một tỷ lệ nhất định để

35

đảm bảo thanh khoản và cũng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Do tập trung tăng trưởng cho vay ngắn hạn nên cho vay trung và dài hạn có phần giảm sút. Bảng 4.2: Doanh số cho vay giai đoạn 6 tháng đầu 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 So sánh 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2014 Tuyệt đối Tương đối

(%) Theo thời hạn Ngắn hạn 774.931 988.268 213.337 27,53 Trung và dài hạn 485.120 433.700 -51.420 -10,60 Theo ngành kinh tế Tiêu dùng 108.742 92.997 -15.745 -14,48

Sản xuất kinh doanh 627.631 729.754 102.123 16,27

Nông nghiệp 486.002 568.929 82.927 17,06 Khác 37.676 30.288 -7.388 -19,61 Theo thành phần kinh tế Cá nhân 1.041.432 1.197.297 155.865 14,97 Doanh nghiệp 218.619 224.671 6.052 2,77 Tổng 1.260.051 1.421.968 161.917 12,85

(Nguồn:Số liệu phòng kế toán & Quỹ Sacombank An Giang giai đoạn 6/2013 – 6/2014) Doanh số cho vay các thành phần kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm cũng tương tự như giai đoạn cả năm. Cho vay SXKD vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiếp theo đó là cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng. Doanh số cho vay SXKD giai đoạn này tăng từ 627.631 triệu đồng lên đến 729.754 triệu đồng (tương ứng tăng 16,27% so với cùng kỳ năm 2013). Cho vay SXKD là lĩnh vực ít rủi ro, vì mục đích của người đi vay là sử dụng đồng vốn để sinh lợi nhuận và chính lợi nhuận này là khoản tiền để khách hàng trả nợ ngân hàng. Do đó, ngân hàng chú trọng cho vay trong lĩnh vực này. Được sự hỗ trợ và khuyến khích của chính quyền địa phương các hộ làm kinh tế gia đình mạnh dạn vay vốn làm ăn, mở rộng sản xuất mua thêm máy móc thay vì làm thủ công như trước. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu năm, các doanh nghiệp thì cần

vốn để nhập mới nguyên liệu và hàng hoá. Nên tốc độ tăng doanh số cho vay trong thời gian này nhanh hơn giai đoạn 6 tháng cuối năm.

Lĩnh vực nông nghiệp có doanh số cho vay tăng trưởng cũng không kém. Từ 486.002 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên đến 568.929 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng tăng 17,06% so với cùng kỳ năm 2013) như đã giải thích ở doanh số cho vay ngắn hạn, các hộ nông dân cần vốn mua máy móc thiết bị và quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày có nhiều người biết đến nên nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực này tăng nhanh.

Khác với hai lĩnh vực trên, doanh số cho vay tiêu dùng giảm từ 108.742 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 xuống còn 92.997 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tương ứng giảm 14,48% so với cùng kỳ năm 2013). Lĩnh vực này vốn là lĩnh vực có rủi ro cao nhất nên ngoài chương trình định hướng phát triển thẻ tín dụng ở năm 2013 thì ngân hàng chủ trương hạn chế cho vay tiêu dùng, phần nhiều khách hàng vay trong lĩnh vực này là cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.

Cho vay ở lĩnh vực khác do tập hợp nhiều khoản vay với các mục đích khác nhau, không nói lên yếu tố, đặc điểm của ngành nghề tác động đến hoạt động của ngân hàng nên không tiến hành phân tích.

Doanh số cho vay mảng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ở giai đoạn 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng. Từ 1.041.432 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên đến 1.197.297 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2014 (tăng 14,97% so với cùng kỳ năm 2013). Lượng khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn và khả năng tiếp cận dễ hơn hẳn so với doanh nghiệp. Vì tâm lý của họ là làm thế nào để vay được vốn, duyệt hồ sơ nhanh, gọn, thủ tục đơn giản dù cho lãi vay có cao hơn một chút cũng được. Hơn nữa, gần đây ngân hàng HD Mekong đang trong quá trình cơ cấu lại, một số nhân viên chủ động chuyển công tác, nộp đơn xin vào Sacombank. Chi nhánh An Giang đã tuyển được các chuyên viên khách hàng cá nhân từ nguồn này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhắm được thông tin về những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn từ đó tác động, tiếp thị làm tăng lượng khách hàng đến với chi nhánh.

Doanh số cho vay mảng doanh nghiệp cũng tăng thêm theo đà của doanh số cho vay mảng cá nhân. Ở 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay mảng doanh nghiệp đạt 218.619 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014, số liệu này đã tăng lên đến 224.671 triệu đồng (tương ứng tăng 2,77% so với cùng kỳ năm 2013). Nguồn khách hàng doanh nghiệp ngày một khan hiếm, tìm được khách hàng đã khó, tìm khách hàng có tài sản tốt để đảm bảo vốn vay càng khó hơn.

37

Hơn nữa, doanh nghiệp thường vay với lượng vốn lớn nên việc thẩm định

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tínchi nhánh an giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)