- Cần tăng cường rà soát, đánh giá lại khách hàng theo mức độ tín nhiệm; hiệu quả sản xuất kinh doanh; xu hướng phát triển ngành hàng, kiểm tra lại toàn bộ tài sản đảm bảo, cả những hồ sơ lưu kho lẫn hiện trạng để kịp thời nhận phát hiện, ngăn chặn các loại hình có rủi ro mới có thể phát sinh.
- Nhu cầu vốn tín dụng trong thời gian tới và khả năng sử dụng vốn hiệu quả tạo nên áp lực rất lớn trong hoạt động của Chi nhánh, vì cả Ngân hàng và các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế, nhưng không vì thế mà hoạt động tín dụng của Ngân hàng co cụm lại vì sợ rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần phải giải quyết đồng thời hai vấn đề: Làm sao để tiếp tục tăng trưởng tín dụng nhằm giữ vững và phát triển thị phần? Làm sao để vốn cho vay được an toàn và hiệu quả? Chiến lược cũng như thế mạnh của ngân hàng về khách hàng trong môi trường cạnh tranh hiện nay cũng như trong nhiều năm
hóa, đối tượng vay vốn chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá thể, hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ. - Cần Thơ là một Thành Phố có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển. Sự tác động của tín dụng phải hướng vào phát huy những tiềm năng và lợi thế đó. Ngân hàng cần nâng cao khả năng dự đoán, dự báo về năng lực cạnh tranh của các ngành hàng chủ lực của địa phương trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trên cơ sở đó hình thành khung hạn mức tín dụng cho từng ngành.
- Khi cho vay các khách hàng là doanh nghiệp cần chú trọng thẩm định về các thông tin thị trường, phân tích tình hình tài chính và đặc biệt là phân tích “dòng lưu chuyển tiền tệ” trong chu kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng vay cũng như dòng tiền của dự án vay vốn.