Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh kiều (Trang 35)

2013

Kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) là biểu hiện của một quá trình kinh doanh, qua việc phân tích kết quả của Ngân hàng cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời giúp ta có thể thấy được khái quát quá trình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng rất tốt và hoạt động tín dụng là hoạt động được Ngân hàng quan tâm nhất trong tất cả các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng.

Trong giai đoạn 2011-2013 tuy nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức song NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều đã nỗ lực và cố gắng hết mình thực hiện mục tiêu chung và phấn đấu để ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Muốn làm được việc đó thì trước hết Ngân hàng phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả để mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng vì lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất, có mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của mình. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngun: Báo cáo kết qu hot động kinh doanh ca NHNo&PTNT – chi nhánh Ninh Kiu

Bảng 3.1 Thể hiện sự biến động các chỉ tiêu KQHĐKD của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều trong giai đoạn 2011 –2013. Qua đó, ta thấy 3 chỉ tiêu: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận biến động liên tục.

Thu nhập

Thu nhập giảm liên tục qua các năm cụ thể: thu nhập năm 2012 giảm 1.473 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với mức giảm 0,89%; Năm 2013 thu nhập giảm 38.704 triệu đồng so với 2012 tương đương với mức giảm 23,48%. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập, chiếm trên 85% tổng thu nhập trong suốt giai đoạn 2011 – 2013. Do đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thu nhập của Ngân hàng giảm trong thời gian này. Thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm các khoản thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi là chủ yếu.

Chênh lệch Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 166.303 164.830 126.126 -1.473 -0,89 -38.704 -23,48 - Thu HĐ tín dụng 145.410 141.587 121.332 -3.823 -2,63 -20.255 -14,31 - Thu HĐ dịch vụ 3.629 3.802 4.040 173 4,77 238 6,26 - Thu khác 17.264 19.441 754 2.177 12,61 -18.687 -96,12 Chi phí 130.995 137.554 98.661 6.559 5,01 -38.893 -28,27 - Chi HĐ tín dụng 100.465 98.822 77.655 -1.643 -1,64 -21.167 -21,42 - Chi HĐ dịch vụ 2.149 250 330 -1.899 -88,37 80 32,00 - Chi khác 28.381 38.482 20.676 10.101 35,59 -17.806 -46,27 Lợi nhuận 35.308 27.276 27.465 -8.032 -22,75 189 0,69

Ta cũng biết, giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống Ngân hàng nói riêng. Lạm phát tăng cao, sự biến động ngoài tầm kiểm soát của lãi suất và tỷ giá hối đoái, giá vàng dao động mạnh cùng tình trạng nợ xấu tăng cao đã khiến cho hoạt động của hầu hết các Ngân hàng đều suy giảm so với trước đó, NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều cũng không ngoại lệ.

Năm 2011, toàn cảnh nền kinh tế thế giới với những nét cơ bản gồm “tăng trưởng chậm, không cân bằng và luôn bất ổn”, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng tăng trưởng thấp với lạm phát cao, nhất là ở những tháng đầu năm. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời áp dụng các chính sách đã kịp thời có các giải pháp quyết liệt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng.

Năm 2012 thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thu nhập của Ngân hàng giảm. Ngoài ra, nguyên nhân làm cho thu nhập giảm là do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, cùng với sự cạnh tranh gây gắt giữa các Ngân hàng với nhau nhằm thu hút khách hàng.

Thêm vào đó, trên địa bàn TP.Cần Thơ xuất hiện ngày càng nhiều các chi nhánh Ngân hàng, các phòng giao dịch, các Ngân hàng chạy đua lãi suất để thu hút khách hàng nên lượng khách hàng bị phân tán. Đặc biệt trong năm 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ gặp nhiều khó khăn nên tình hình nợ xấu Ngân hàng tăng cao. Đó là những nguyên nhân chính khiến thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều giảm trong thời gian qua.

Chi phí

Cùng với sự biến động của các khoản thu nhập thì các khoản chi phí của Ngân hàng cũng tăng giảm trong giai đoạn 2011-2013. Chi phí của Chi nhánh bao gồm nhiều khoản như: chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí nộp thuế và các khoản phí lệ phí, chi phí khác, chi trả lãi, chi dịch vụ, chi lương…Chi phí năm 2012 tăng 6.559 triệu đồng tương ứng tăng 5,01% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 chi phí giảm 38.893 triệu đồng tương ứng giảm 28,27% so với năm 2012. Trong đó chi từ hoạt động tín dụng

luôn chiếm tỉ trọng đáng kể, kế đến là chi phí khác, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí nộp thuế và các khoản phí lệ phí…

Ta thấy chi phí cho hoạt động tín dụng và dịch vụ của Ngân hàng đều giảm trong năm 2012. Do đó, việc tổng chi phí của Ngân hàng tăng trong năm này chủ yếu là do các khoản chi cho nhân viên và cho một số hoạt động khác. So với năm 2011, số lượng nhân viên của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều tăng 5 người, do đó tổng quỹ lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên tăng là điều đương nhiên. Năm 2012 còn được đánh giá là năm “lên ngôi” của nợ xấu ngành Ngân hàng, không khác với những Ngân hàng khác trên địa bàn, NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều cũng tiến hành trích lập dự phòng rủi ro liên tục để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng (tổng chi trích lập dự phòng rủi ro năm 2012 của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều đạt 1.998 triệu đồng, chiếm 1,45% tổng chi phí).

+ Năm 2012 là năm rất khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Chính Phủ và NHNN đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định nền kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải quyết nợ xấu các Ngân hàng. Một trong những biện pháp được NHNN áp dụng trong năm 2012 là hạ giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn bằng VNĐ nhằm tạo tiền đề hạ giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong năm, trần lãi suất huy động ngắn hạn VNĐ do NHNN quy định đã giảm từ 14% /năm xuống còn 9%/ năm. Nếu như trước đây việc chọn gửi tiền vào Ngân hàng để sinh lời luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân khi có nguồn tiền nhàn rỗi thì trong giai đoạn 2011-2012, việc gửi tiền vào Ngân hàng không còn hấp dẫn đối với người dân nữa do lãi suất tiền gửi liên tục bị hạ giảm. Do nguồn tiền huy động ít hơn nên chi phí trả lãi cũng giảm theo.

Chi phí năm 2013 giảm chủ yếu là do chi trả lãi tiền gửi khách hàng giảm. Nguyên nhân chính là do mặt bằng lãi suất đã được chi nhánh điều chỉnh giảm kịp thời theo đúng quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ, do đó mà chi phí cho vốn huy động cũng giảm. Thêm vào đó, trích lập dự phòng trong năm 2013 cũng giảm nhiều so với năm 2012 do chi nhánh thường xuyên rà soát, cảnh báo việc chuyển nhóm nợ trên hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) và có biện pháp xử lý kịp thời (trích lập dự phòng năm 2013 chỉ có 325 triệu đồng, giảm 85% so với năm liền trước). Chi cho các hoạt động khác cũng được cắt giảm trong tình hình kinh tế khó khăn. Do vậy, chi phí giảm là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều năm vừa qua.

Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận còn là một yếu tố quan trọng đánh giá KQHĐKD của Ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của NH biến động tăng giảm trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng là 27.276triệu đồng, giảm 8.032 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 22,75% so với năm 2011. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là do chi phí của Ngân hàng tăng khá cao trong năm, lãi suất cho vay có xu hướng giảm, việc thu nợ và lãi gặp nhiều khó khăn do biến động của nền kinh tế. Thêm vào đó, các khoản chi phí khác như chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro, chi phí trả lương cho cán bộ công nhân viên đều tăng,... đã khiến lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Năm 2012 là một năm đầy biến động đối với hoạt động Ngân hàng, lãi suất huy động tăng cao trong những tháng đầu năm do tình hình lạm phát khiến lãi suất cho vay điều chỉnh không kịp thời. Những tháng cuối năm, do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm chống lạm phát, ngăn chặn tình trạng suy giảm của nền kinh tế nên lãi suất tại Ngân hàng giảm mạnh. Những biến động trên làm cho hoạt động của Ngân hàng gặp không ít khó khăn nên làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm so với lợi nhuận thu được từ năm 2011.

Đến năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng tăng 189 triệu đồng, tương ứng tăng 0,69% so với năm 2012. Lợi nhuận của Ngân hàng tăng cho thấy công tác điều hành hoạt động, các cơ chế lãi suất, chính sách của Ngân hàng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Đồng thời, cán bộ tín dụng luôn chủ động tìm kiếm khách hàng cũng như đôn đốc thu hồi lãi và nợ khi đến hạn.

3.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 3.2 Thể hiện sự biến động các chỉ tiêu KQHĐKD của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Nhìn chung, tổng thu nhập và chi phí 6 tháng đầu năm 2014 đều giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó, thu nhập giảm nhanh hơn chi phí là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Về thu nhập giảm là do: giai đoạn này trên địa bàn TP.Cần Thơ có rất nhiều các Ngân hàng thương mại và chi nhánh mới của các Ngân hàng khác được thành lập, việc cạnh tranh về lãi suất, khuyến mại, chiêu thị...của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều chưa lôi kéo được nhiều khách hàng. Điều này dẫn đến thu lãi từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể. Trong khi đó, thu lãi từ HĐ tín dụng thường chiếm trên 80% tổng thu nhập của Ngân hàng. Bên cạnh đó phần lớn là do năm 2013 các món vay đã thu lãi và gốc vào năm

này, sang 6 tháng đầu năm 2014 chỉ các món vay mới chỉ thu hồi phần ít tiền lãi nên làm cho thu nhập giảm. Ngoài ra để thu hút các doanh nghiệp đến giao dịch với Ngân hàng, Ngân hàng đã có những ưu đãi giảm phí dịch vụ cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ. Vì vậy mà thu phí từ hoạt động dịch vụ giảm đáng kể.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % Thu nhập 81.120 45.088 -36.032 -44,42 - Thu HĐ tín dụng 60.978 43.596 -17.382 -28,51 - Thu HĐ dịch vụ 2.946 1.144 -1.802 -61,17 - Thu khác 17.196 348 -16.848 -97,98 Chi phí 66.737 43.888 -22.849 -34,24 - Chi HĐ tín dụng 31.971 36.054 4.083 12,77 - Chi HĐ dịch vụ 142 138 -4 -2,82 - Chi khác 34.624 7.696 -26.928 -77,77 Lợi nhuận 14.383 1.200 -13.183 -91,66

Ngun: Báo cáo kết qu hot động kinh doanh ca NHNo&PTNT – chi nhánh Ninh Kiu

- Về mặt chi phí: thu nhập giảm đi kèm theo đó là chi phí giảm, đây là xu hướng chung. Bên cạnh đó, tốc độ chi phí giảm chậm hơn thu nhập, 6 tháng đầu năm 2014 giảm 22.849 triệu đồng, tương ứng giảm 34,24% so với 6 tháng đầu năm 2013. Chi phí giảm chủ yếu là do chi cho hoạt động dịch vụ và chi phí khác giảm. Ngân hàng đã hạn chế các nguồn vốn có mức lãi suất cao, đặc biệt là nguồn vốn điều chuyển, cố gắng đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay. Theo dự đoán của các chuyên gia thì vào thời điểm cuối năm 2014, nguồn tiền VND lại rơi vào tình trạng khan hiếm, sự cạnh tranh trong công tác huy động vốn thêm phần quyết liệt. Nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu cho vay, Ngân hàng cần nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở với chi phí vốn cao. Điều này làm cho chi phí Ngân hàng tăng cao vào thời điểm cuối năm là điều được dự báo.

Tóm lại, trước tình hình biến động bất thường trong những năm qua, đặc biệt là tình hình cạnh tranh tiền tệ diễn ra hết sức gay gắt; giá vật tư nguyên liệu tăng mạnh trên thế giới cũng như trong nước tăng cao làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cũng có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT nói chung và Chi nhánh Ninh Kiều nói riêng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của những tác động trên khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của Ngân hàng qua các năm có xu hướng giảm, nhưng nhờ được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên đã đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh kiều (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)