Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh kiều (Trang 75)

2011 - 2013

Trong một Ngân hàng thì hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng trong việc đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Vì thế, việc kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động tín dụng sẽ đem lại sự phát triển an toàn và vững mạnh, góp phần mở rộng quy mô và uy tín cho Ngân hàng trên thị trường kinh doanh tiền tệ. Qua đó, để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ta hãy đi phân tích các chỉ tiêu sau:

Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động này không hiệu quả - có thể gây khó khăn cho Ngân hàng về mặt tài chính vì phải trả phần chi phí huy động vốn mà không có phần thu nhập từ lãi vay để bù đắp.

Qua bảng ta thấy trong ba năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng rất cao được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2011, cứ 1 đồng huy động được thì có 0,95 đồng dư nợ, ta thấy trong năm này tình hình cho vay của Ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên đến năm 2012, 2013 tình hình cho vay của Ngân hàng ngày càng giảm thể hiện qua hệ số dư nợ trên nguồn vốn huy động: Năm 2012 hệ số này là 0,74 lần có nghĩa là khi huy động được 1 đồng thì Ngân hàng cho vay 0,74 đồng. Con số này sang năm 2013 chỉ còn 0,72 lần. Điều đó chứng tỏ chi nhánh chưa tận dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay. Nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn còn thừa và phải điều chuyển về Hội sở với lãi suất thấp nên làm hạn chế hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Với thế mạnh về nguồn vốn huy động như vậy Ngân hàng nên tăng cường công tác cho vay để gia tăng thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, việc điều chuyển vốn cho trụ sở chính tuy có làm tăng chi phí nhưng lại là một phương án khá an toàn, đảm bảo được lợi nhuận cho Chi nhánh trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế.

Doanh số thu nợ /Doanh số cho vay (hệ số thu nợ)

Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Nhìn chung, hệ số thu nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều trong giai đoạn này đạt khá cao, lần lượt là 92,14%; 101,49%; 95,80% vào các năm 2011, 2012, 2013. Tức là Ngân hàng luôn thu hồi được trên 90% các khoản đã cho vay, thậm chí năm 2012 còn thu lại được một số khoản nợ quá hạn cũ khiến hệ số thu nợ đạt 101,49%. Đạt được điều đó chính là nhờ các cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định dự án, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng do đó mà giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Ta thấy chỉ tiêu này có biểu hiện sụt giảm đôi chút vào năm 2013. Do đó, để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nổ lực, cần kết hợp chặc chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn cho vay của Ngân hàng, nó xác định số vòng luân chuyển bình quân của một đồng vốn cho vay trong khoảng thời gian nhất định. Vòng quay vốn tín dụng càng cao có nghĩa là tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh và ngược lại. Năm 2011 có vòng quay vốn tín dụng cao nhất là 1,66 vòng nhưng sau đó giảm dần và đạt thấp nhất vào năm 2013 là 1,23 vòng. Nguyên nhân chủ yếu là vì trong khi dư nợ bình quân tăng trưởng khá ổn định qua các năm thì doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm mạnh

hồi nợ kéo dài. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ hay giảm dư nợ bình quân để tốc độ luân chuyển vốn nhanh hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận và giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng.

Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2011 – 2013.

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

1. Doanh số cho vay Triệu đồng 1.397.767 1.278.352 1.073.276 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.287.859 1.297.408 1.028.167 3. Tổng dư nợ Triệu đồng 831.559 812.503 857.613

4. Số món vay Món 1.442 1.415 1.520

5. Số CBTD Người 16 17 17

6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 776.605 822.031 835.058 7. Vốn huy động Triệu đồng 874.888 1.105.312 1.196.075 8. Nợ xấu Triệu đồng 5.477 13.301 10.397 9. Tổng dư nợ /Nguồn vốn huy động Lần 0,95 0,74 0,72 10. Hệ số thu nợ % 92,14 101,49 95,80 11. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,66 1,58 1,23 12. Tỷ lệ nợ xấu % 0,66 1,64 1,21 13. Dư nợ/Số CBTD Triệu đồng/Người 51.972 47.794 50.448 14. Số món vay/Số CBTD Món/Người 90 83 89

Ngun: Báo cáo tình hình hot động tín dng NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiu

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao thể hiện hiệu quả tín dụng ngày càng kém. Tỷ lệ này thể hiện hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng có nợ xấu nhiều hay ít. Bên cạnh đó, tỷ lệ này còn phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung, hiệu quả của công tác tín dụng nói riêng. Tỷ lệ nợ xấu an toàn theo quy

định của NHNN là dưới 5%. Tuy nhiên, NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều lại được Ngân hàng Hội sở giao tỷ lệ nợ xấu phải dưới 3%.

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng dần lên. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi chương trình quản lý. Ngoài ra, nợ xấu phát sinh do người dân không sử dụng vốn theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà Ngân hàng không kiểm soát dẫn đến tình trạng khi đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, đối với Chi nhánh thì các khoản vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, mà ngành nghề này phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, do một số hộ chưa có biện pháp tốt trong sản xuất dẫn đến kết quả sử dụng vốn vay không hiệu quả nên nguồn trả nợ không đảm bảo. Số liệu cụ thể như sau: tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 0,66%, sang năm 2012 tăng lên 1,64%, năm 2013 là 1,21%. Mặt dù nợ xấu có tăng, nhưng ta thấy tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức thấp và dưới mức cho phép của NHNN là 5% và hội sở là 3%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều là khá an toàn, chất lượng tín dụng tốt, chứng tỏ công tác quản lý và thu hồi nợ tại Ngân hàng là khá hiệu quả. Qua đó, khẳng định hơn nữa uy tín của Ngân hàng, xứng đáng trở thành một Ngân hàng đi đầu trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của TP.Cần Thơ.

Dư nợ/ số CBTD và Số món vay/ Số CBTD

Hai chỉ tiêu này thể hiện số dư nợ trung bình từ những món vay mà một CBTD phải quản lý, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể đánh giá được chất lượng và trình độ nghiệp vụ của mỗi cán bộ. Từ đó, có chính sách phân phối vốn hợp lí đến mỗi cán bộ để hạn chế rủi ro và phát huy khả năng thực sự của từng cá nhân.

Tại NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều, năm 2011, một cán bộ tín dụng phải quản lý bình quân 51.972 triệu đồng dư nợ, khoản 90 món vay. Năm 2012, tỷ lệ này giảm nhẹ, một CBTD quản lý 47.794 triệu đồng dư nợ từ khoản 83 món vay. Năm 2013, con số này tăng trở lại, một CBTD quản lý trung bình 50.448 triệu đồng dư nợ từ khoản 89 món vay. Có thể thấy, lượng dư nợ mà một cán bộ tín dụng phải quản lý là khá phù hợp, tuy nhiên, số món vay mà một cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm là quá cao trên 80 món vay. Như ta đã phân tích ở trên thì dư nợ của Ngân hàng chủ yếu đầu tư nhiều vào nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Hơn nữa khách hàng cá nhân và hộ gia đình có hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ phân tán ở nhiều nơi. Vì vậy mà việc quản lí quá nhiều món vay nhỏ lẻ có thể dẫn đến quá tải công việc cho CBTD, CBTD phải xử lí quá nhiều hồ sơ nên dẫn đến thiếu xót trong công tác thu hồi nợ cũng như tạo áp lực cho họ.

xấu khá cao ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng. Vì thế Ngân hàng cần bổ sung thêm nhân lực để chia sẽ trách nhiệm cũng như tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho mỗi thành viên. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của hai chỉ số qua các năm cũng đã phản ánh việc khai thác chưa hết năng lực cũng như các cán bộ trong những năm trước làm việc chưa thật sự hiệu quả. Ngoài ra, Ngân hàng cần có những chính sách phúc lợi tốt hơn để khuyến khích nhân viên tạo động lực để cán bộ phấn đấu hết mình vì Ngân hàng cũng như tạo được sự quan tâm, gắn bó giữa nhân viên với Ngân hàng. Thúc đẩy sự phát triển bền vững của các bên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh kiều (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)