THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh kiều (Trang 41)

3.6.1 Thuận lợi

Chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều nằm tại Quận Ninh kiều là trung tâm của Thành phố Cần Thơ. Nơi đây có mật độ dân cư đông đúc, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, khu dân cư nên có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để ngân hàng huy động vốn. Đây cũng là nơi có nhiều loại hình hoạt động kinh doanh, phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện giao thông đa dạng tạo điều kiện thuận cho khách hàng giao dịch với Ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, năng động và sáng tạo. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm quản lý, nguyên tắc và kỷ cương cao…Cả nhà lãnh đạo và nhân viên có tinh thần đoàn kết cao trong công việc tạo thành một tập thể vững mạnh.

Được sự ưu tiên, tín nhiệm của các cấp, ban ngành thành phố Cần Thơ trong các dự án lớn Chính phủ.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, chỉ đạo thường xuyên của NHNo&PTNT Việt Nam và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan từ đó mà NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều có thể thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bám sát các mục tiêu, định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện điều hành lãi suất huy động vốn, cho vay một cách linh hoạt theo kịp với diễn biến của thị trường.

NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều là Chi nhánh cấp 1 NHNo&PTNT Việt Nam, mà NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại có nguồn vốn cao nhất, uy tín rộng lớn và thương hiệu vững mạnh nhất trong hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng, danh hiệu cao quý do Chính phủ và các tổ chức trao tặng như: Giải thưởng "Thương hiệu uy tín-sản phẩm chất lượng vàng được người tiêu dung Việt Nam bình chọn năm 2010", danh hiệu nằm trong Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011 được tổ chức vào ngày 13 tháng 1 năm 2012 tại Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.6.2 Khó khăn

- Địa bàn quận rộng lớn, cán bộ tín dụng phải phụ trách một lượng quá tải khách hàng. Giao thông nông thôn tuy phần nào được cải thiện nhưng vào mùa mưa thì ít nhiều ảnh hưởng đến công thác thẩm định, xử lý, thu hồi nợ của cán bộ tín dụng làm chi phí phát sinh cao.

- Giá cả không ổn định cũng như sự bất ổn của thị trường hàng nông – thủy sản, vật liệu xây dựng… làm hạn chế chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến thu nhập, khả năng tích lũy, vay vốn, trả nợ và đầu tư sản xuất kinh doanh của đại bộ phận người dân.

- Nguồn vốn huy động có tăng nhưng chưa ổn định và bền vững, lãi suất bình quân đầu vào cao nên ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả kinh doanh.

- Sự cạnh tranh của nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn làm ảnh hưởng đến thị phần và việc thực hiện các chương trình mục tiêu, kế hoạch của ngân hàng.

- NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngoài ra còn có nhiều Ngân hàng khác như: Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đông Á (DongAbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài gòn thương tín (Sacombank)…Các ngân hàng nêu trên đều có tiềm lực tài chính mạnh, có các sản phẩm cho vay, huy động vốn và các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng hơn Agribank - chi nhánh Ninh Kiều. Hơn nữa, các ngân hàng này đều đẩy mạnh công tác quảng bá và chiêu thị để thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi đó Agribank - chi nhánh Ninh Kiều vẫn còn yếu về mặt này.

- Các hoạt động từ thiện, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi để lôi kéo khách hàng về phía mình cũng như quảng bá chi nhánh còn hạn chế. Mặc dù trong những năm qua, Ngân hàng đã tiến hành các hoạt động marketing nhưng các hoạt động này vẫn còn yếu, các chương trình khuyến mãi vẫn chưa được

quảng bá rộng rãi nên còn nhiều khách hàng chưa biết hết các đặc tính của sản phẩm cũng như dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp.

- Về phía khách hàng, trình độ dân trí chưa cao, làm ăn chưa có hiệu quả, một số bộ phận khách hàng sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ.

3.7 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA

NGÂN HÀNG

Bám sát kế hoạch phát triển kinh tế địa phương và chiến lược phát triển của ngành, NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều cần xác định phương hướng hoạt động của Ngân hàng. Căn cứ vào mục tiêu năm 2013 và khả năng tại Chi nhánh, Chi nhánh đã đề ra các chỉ tiêu cơ bản để phấn đấu trong năm 2014 như sau:

-Lợi nhuận trước thuế (đã trích lập dự phòng rủi ro) tăng trưởng bình quân 20%/ năm.

-Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 20%/ năm -Tăng trưởng vốn huy động 20%/ năm -Nợ xấu <0,5% so với tổng dư nợ

-Tăng cường thu dịch vụ > 5% trên tổng thu nhập của Ngân hàng. -ROA> 0,9%

- Mở rộng lĩnh vực dịch vụ theo hướng cơ cấu: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

-Tăng cường tỷ lệ huy động vốn cao, tập trung khai thác các nguồn tiền gửi trong dân cư, đặc biệt là các hộ kinh tế cá thể, nông thôn.

-Tăng cường đầu tư vốn nhiều hơn cho nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu đầu tư khoảng 70-75% / tổng dư nợ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Ninh Kiều cần quan tâm hơn nữa chất lượng tín dụng, chú ý xử lý, trích lập rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty con, công ty cổ phần. Thực hiện tích cực, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát; đưa sản phẩm dịch vụ mở rộng đến địa bàn nông thôn, giảm bớt thủ rục hành chính.

-Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, cụ thể: so với năm 2013, nguồn huy động tăng từ 38-40%, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng phù hợp với điều kiện của thị trường, tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 70%/ tổng dư nợ, tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%...Tiếp tục giữ vững thương

hiệu, khẳng định vai trò trụ cột của mình đối với nền kinh tế địa phương, đặc biệt đối với thị trường tài chính tiền tệ nông thôn.

Định hướng chiến lược của Ngân hàng đưa ra nhằm phát huy những mặt đạt được, khắc phục những hạn chế còn tồn tại chưa đạt được trong hoạt động. Từ đó, Ngân hàng tiến tới nâng cao dần và nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn, chất lượng hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng các dịch vụ.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOT ĐỘNG TÍN DNG TI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIU

4.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh

4.1.1.1 Tình hình ngun vn ca Chi nhánh giai đon 2011 - 2013

Vốn là yếu tố không thể thiếu trong việc hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính chất quyết định đối với sự ổn định của Ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển vững bền thì Ngân hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Một cơ cấu vốn hợp lý và đủ mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng còn nâng cao được hiệu quả hoạt động của mình nếu sử dụng được nguồn vốn có chi phí thấp, góp phần nâng cao khả năng hoạt động của Ngân hàng.

Nguồn vốn của một chi nhánh Ngân hàng được hình thành từ hai nguồn chính là vốn huy động và vốn điều chuyển từ trụ sở chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2013, NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều luôn thừa vốn nên phải điều chuyển về trụ sở chính. Do vậy, vốn huy động là nguồn chính hình thành nên nguồn vốn của Ngân hàng.

Vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều được huy động từ bốn nguồn chính là: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN), tiền gửi của khách hàng, tiền gửi tiết kiệm và phát hành GTCG. Qua bảng 4.1 ta thấy:

- Tiền gửi kho bạc nhà nước:

Đây là tiền gửi của KBNN tại Ngân hàng để phục vụ cho việc chi trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, chi trả tiền bồi thường cho người dân trong các dự án kinh tế trên địa bàn Quận. Hàng năm các khoản thu của kho bạc là khá lớn, nên sau khi chi các khoản tiền cho các cơ quan thì kho bạc còn lại một lượng tiền gửi vào Ngân hàng để thu thêm lãi. Vì thế, kho bạc trở thành khách hàng lớn của Ngân hàng, góp phần tăng thêm nguồn vốn huy động. Trong giai đoạn 2011 đến 2013, lượng tiền gửi từ kho bạc tăng rất nhanh. Chỉ sau năm 2011, lượng tiền gửi đã tăng lên hơn hai lần. Trong năm này, các khoản thu của kho bạc tăng lên khá cao do có nhiều doanh nghiệp được thành lập cũng như kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, số tiền nộp phạt

đó, số tiền gửi của kho bạc tại Ngân hàng trong năm 2012 khá lớn. Năm 2013 loại tiền gửi này tiếp tục tăng và đạt 35.062 triệu đồng, tăng 7,43% so năm 2012 nguyên nhân tăng là do kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao cùng với hiệu quả từ công tác cải cách hành chính trong thu nộp ngân sách, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chống thất thu nên công tác thu chi ngân sách có gia tăng vào năm 2013 góp phần tăng nguồn vốn huy động vào năm 2013.

Trong các năm phân tích, có thể thấy kho bạc là một khách hàng lớn và trung thành, có sự gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Đây là kênh huy động đáng để Ngân hàng đầu tư vào và có những chế độ chăm sóc tốt hơn để giữ chân khách hàng.

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2011 – 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngun: Báo cáo tình hình hot động tín dng NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiu

- Tiền gửi khách hàng:

Qua bảng số liệu về huy động vốn ta thấy tiền gửi khách hàng năm 2011 là 367.320 triệu đồng, năm 2012 là 502.958 triệu đồng, tăng 135.638 triệu

Chênh lệch Năm 2012/2011 2013/2012 Vốn huy động 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của KBNN 17.905 32.637 35.062 14.732 82,28 2.425 7,43 Tiền gửi của KH 367.320 502.958 476.646 135.638 36,93 -26.312 -5,23 Tiền gửi tiết kiệm 440.611 512.267 637.392 71.656 16,26 125.125 24,43 Phát hành GTCG 49.052 57.450 46.975 8.398 17,12 -10.475 -18,23 Tổng cộng 874.888 1.105.312 1.196.075 230.424 26,34 90.763 8,21

các xí nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn những năm gần đây làm ăn có hiệu quả nên gửi tiền vào tài khoản để thanh toán tiền hàng và đem phần tiền thừa chưa dùng đến gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi. Do kinh tế ngày càng phát triển, địa bàn Quận có thêm nhiều đơn vị kinh doanh hiệu quả nên mức huy động của nguồn này tăng lên. Sang năm 2013 thì giảm xuống còn 476.646 triệu đồng, tương ứng với giảm 26.312 triệu đồng với tốc độ là 5,23%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 có nhiều biến động về giá cả, tình hình lạm phát tăng cao…làm cho khách hàng thích dùng tiền mặt hơn nên họ rút tiền ra làm cho vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng giảm xuống.

- Tiền gởi tiết kiệm:

Loại tiền gởi này tăng liên tục qua 3 năm, năm 2012 tăng 71.656 triệu đồng tức tăng 16,26% so năm 2011, năm 2013 tăng 125.125 triệu đồng tức tăng 24,43% so năm 2012. Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động và nó góp phần đáng kể làm tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Loại tiền gửi này tăng qua 3 năm là nhờ vào việc Chi nhánh có các chính sách lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn tiền gởi cho khách hàng lựa chọn, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Chi nhánh, kết hợp với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên đã giúp khách hàng yên tâm tìm đến Chi nhánh để gửi tiền. Trong thời gian qua, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ cũng vừa thu hút được khách hàng mới nên số dư của chỉ tiêu này tại Chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền bằng cách mua vàng hay đầu tư vào bất động sản. Vì vậy Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đây là thị trường có tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới.

- Phát hành giấy tờ có giá:

Ngoài các nguồn huy động nói trên, Chi nhánh còn huy động bằng cách phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu. Năm 2012 chỉ tiêu này đạt 57.450 triệu đồng tăng 8.398 triệu đồng tương ứng tăng 17,12% so năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng lên của giấy tờ có giá là nhu cầu về vốn đột xuất của những năm qua tăng nên Chi nhánh tăng cường phát hành các giấy tờ có giá. Hơn nữa lãi suất kỳ phiếu cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên thu hút người dân mua các giấy tờ có giá…Tuy nhiên sang năm 2013 chỉ tiêu này giảm mạnh chỉ đạt 46.975 triệu đồng giảm 10.475 triệu đồng với tốc độ giảm là 18,23%, nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi được điều chỉnh vào năm 2013

đều tăng, riêng lãi suất của các giấy tờ có giá không tăng nên không thu hút người dân đầu tư vào loại hình này.

Tóm lại, trong thời gian qua Chi nhánh Ninh Kiều đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn, cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra. Nguồn vốn huy động ngày càng tăng và dần chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này tăng không ổn định trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh và trên địa bàn vẫn còn có rất nhiều nguồn vốn nhàn rỗi có thể huy động. Vì vậy trong những năm tới, Chi nhánh cần có kế hoạch và biện pháp huy động tốt hơn nữa để tăng vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế trong Quận.

4.1.1.2 Tình hình ngun vn ca Chi nhánh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngun: Báo cáo tình hình hot động tín dng NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiu

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nguồn vốn huy động 6 tháng năm 2014 tăng so với 6 tháng năm 2013. Trong đó, khoản mục làm tăng nguồn vốn huy động gồm có: tiền gửi của khách hàng và tiền gửi tiết kiệm. Khoản mục làm giảm nguồn vốn huy động gồm có: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và Phát hành giấy tờ có giá. Cụ thể như sau:

Trong tổng nguồn vốn huy động thì khoản mục tiền gửi khách hàng

6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2014 Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền %

Tiền gửi của

KBNN 65.651 52.236 -13.415 -20,43

Tiền gửi của KH 382.603 388.768 6.165 1,61

Tiền gửi tiết kiệm 594.679 717.065 122.386 20,58

Phát hành GTCG 50.559 1.327 -49.232 -97,38

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh kiều (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)