Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh kiều (Trang 50)

4.2.1.1 Doanh s cho vay theo thi hn ca Ngân hàng giai đon 2011 - 2013

Trong những năm qua, Ngân hàng đã cố gắng tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng cũ và không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân. Tình hình cho vay của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngun: Báo cáo tình hình hot động tín dng NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiu

Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 1.332.008 95,30 1.177.372 92,10 982.247 91,52 -154.636 -11,61 -195.125 -16,57 Trung hạn 65.759 4,70 100.980 7,90 91.029 8,48 35.221 53,56 -9.951 -9,85 Tổng 1.397.767 100 1.278.352 100 1.073.276 100 -119.415 -8,54 -205.076 -16,04

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số cho vay giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay là 1.397.767 triệu đồng, năm 2012 doanh số cho vay là 1.278.352 triệu đồng, giảm 119.415 triệu đồng tương ứng giảm 8,54% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng doanh số cho vay tiếp tục giảm xuống 205.076 triệu đồng, tương ứng giảm 16,04% so với năm 2012. Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 91% qua các năm so với cho vay trung - dài hạn.

Doanh s cho vay ngn hn.

Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 95,30% và giảm còn 92,10% vào năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 giảm còn 91,52%. So với trung hạn thì cho vay ngắn hạn có khả năng về rủi ro tín dụng thấp hơn nên Ngân hàng nới rộng khoản vay này, vì thế doanh số cho vay ngắn hạn luôn dẫn đầu trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn là do đa phần các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trong Thành Phố chủ yếu thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và tiêu dùng sản xuất chu kỳ ngắn, mua bán nhỏ…các ngành nghề này có chu kỳ sản xuất ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn giảm liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013 là do tình hình nợ xấu tăng cao trong hệ thống Ngân hàng, các cá nhân và doanh nghiệp tại TP.Cần Thơ chịu ảnh hưởng chung của bức tranh suy thoái kinh tế: lạm phát, giá cả tăng cao, bên cạnh đó là cuộc chạy đua lãi suất huy động của các Ngân hàng đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao làm cho việc tiếp cận vốn của khách hàng trở nên khó khăn, trên địa bàn TP.Cần Thơ thời tiết thay đổi, dịch bệnh trên lúa, hoa màu bùng phát, sản xuất nông nghiệp bị trì truệ nên tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn, tiềm năng tài chính suy yếu. Do đó, NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều cần siết chặt cho vay ngắn hạn và thẩm định kỹ hơn hồ sơ vay vốn nhằm mục đích giảm thiểu nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Doanh s cho vay trung hn.

Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì Người cần vốn cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn nhưng nó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với cho vay ngắn hạn, chủ yếu vay tiêu dùng, xây dựng – sửa chữa nhà, đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất nhằm mở rộng qui mô sản xuất tăng thế cạnh tranh trong thương trường. Đặc điểm của món này là số tiền tương đối lớn, chu kỳ sản xuất kinh doanh thường nhiều hơn một năm nên đòi hỏi thời gian vay vốn phải tương ứng để người dân, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn vay.

Cũng trong giai đoạn 2011 – 2013, tại NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều không phát sinh các khoản tín dụng dài hạn. Doanh số cho vay trung hạn thì chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay và biến động liên tục qua các năm. Qua số liệu ở trên ta thấy doanh số cho vay trung hạn tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như năm 2011 cho vay trung hạn đạt 65.759 triệu đồng, đến năm 2012 do Chi nhánh đã chủ trương thực hiện nhiều biện pháp chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung hạn nên doanh số đạt 100.980 triệu đồng tăng 35.221 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 53,56% so với năm 2011. Theo công văn số 1143/NHN0 ngày 24/8/95 của NHN0&PTNT Việt Nam, chi nhánh đã khuyến khích doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào những dự án lớn, vì vậy mà doanh số cho vay trung hạn tăng. Bên cạnh đó, đời sống của cán bộ công nhân trong TP không ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng, xây dựng – sửa chữa nhà…tăng, từ đó làm cho doanh số cho vay trung hạn cũng tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2013 cho vay trung hạn lại giảm 9.951 triệu đồng, tương ứng giảm 9,85% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này do năm 2013 tình hình tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do khách hàng đã trang bị tương đối ổn định các trang thiết bị dùng trong sinh hoạt, sản xuất như: xây dựng nhà cửa, mua xe, mua máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất…. nên việc cho vay trung hạn cũng giảm. Ngoài ra do một số doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả, đồng vốn chưa quản lý chặt chẽ. Do đó, để hạn chế rủi ro, Chi nhánh thường thận trọng trong việc cho vay vốn, kiên quyết không thực hiện khi bên vay không có một phương án kinh doanh khả thi hoặc không có mục đích rõ ràng. Ngoài ra theo qui định của mới của NHNN, các NHTM chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn (thông tư số 15/2009 TT – NHNN), thay vì tỷ lệ 40% trước đây. Mặt khác, đối với tín dụng trung – dài hạn lãi suất cao, thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro cao, thời gian luân chuyển vốn chậm hơn nhiều so với tín dụng ngắn hạn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay đối với các khoản tín dụng này.

Mỗi phương thức cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn đều có những mặt tích cực của nó, nên tuỳ vào khả năng cung ứng vốn Ngân hàng ở mỗi thời điểm, tuỳ vào nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế mà Chi nhánh quyết định nên bổ sung vốn vào loại kinh doanh nào để đạt hiệu quả cao nhất.

4.2.1.2 Doanh s cho vay theo thi hn ca Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời tại NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % Ngắn hạn 423.551 457.555 34.004 8,03 Trung hạn 52.640 22.395 -30.245 -57,46 Tổng 476.191 479.950 3.759 0,79

Ngun: Báo cáo tình hình hot động tín dng NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiu

Nhìn chung, so với cùng kỳ năm ngoái thì doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 tăng tốt, đạt 479.950 triệu đồng tăng 3.759 triệu đồng, tốc độ tăng là 0,79%. Tuy nhiên, đó chỉ là do việc gia tăng các món vay ngắn hạn. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 đạt 457.555 triệu đồng, tăng 34.004 triệu đồng, tốc độ tăng 8,03% so với 6 tháng đầu năm 2013. Còn doanh số cho vay trung 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm mạnh, chỉ đạt 22.395 triệu đồng, giảm đi 30.245 triệu đồng, tốc độ giảm hơn 50% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do Ngân hàng tiếp tục thực hiện chủ trương tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung và dài hạn. Việc hạn chế cho vay trung và dài hạn là chủ chương chung của NHNo&PTNT Việt Nam do mức độ rủi ro của món trung và dài hạn lớn hơn so với ngắn hạn ngoài ra do tính chất của cho vay trung và dài hạn là cho vay tiêu dùng, kinh doanh hàng hóa có vòng quay vốn thấp, đặc biệt là đầu tư vào bất động sản,…do đó khả năng thu hồi nợ kém.

4.2.1.3 Doanh s cho vay theo thành phn kinh tế ca Ngân hàng giai

đon 2011 – 2013

Dựa vào bảng 4.5 xét theo thành phần kinh tế, ta dễ dàng nhận thấy nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm trên 51% doanh số cho vay và biến động nhẹ qua các năm. Do đặc trưng của TP.Cần Thơ nói chung và Quận Ninh Kiều nói riêng chủ yếu là kinh doanh cá nhân, riêng lẻ nên việc doanh số cho vay tập trung nhiều vào nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình là điều tất yếu.

Khách hàng cá nhân và hộ gia đình là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất, kinh

Khi sử dụng vốn vào sản xuất, kinh doanh cá nhân và hộ gia đình thường đưa vốn vào để sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó là sử dụng vốn cho tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ…và kết quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tình hình dịch bệnh, giá cả nguyên vật liệu thị trường tiêu thụ,…chính những yếu tố đó làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của cá nhân và hộ gia đình. Năm 2012 doanh số cho vay nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình tăng 65.119 triệu đồng tương ứng tăng 8,96% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình tăng trong năm 2012 là do: trong năm 2012 giá cả hàng tiêu dùng, chi phí vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) tăng cao. Những tháng cuối năm 2011, đầu năm 2012 tình hình kinh tế dần thoát khỏi tình trạng khó khăn và lãi suất cho vay giảm xuống nên có nhiều hộ gia đình, cá nhân muốn mở rộng quy mô và diện tích canh tác nên nhu cầu vay vốn tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2013 doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình giảm 15.664 triệu đồng, tương ứng giảm 1,98% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 nền kinh tế của Thành Phố gặp nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, lạm phát xảy ra đồng tiền bị mất giá làm ảnh hưởng đến việc vay vốn và quá trình sử dụng vốn của thành phần kinh tế này, đã làm thành phần kinh tế này lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thua lỗ trầm trọng, nên tạm thời chưa thể vay vốn được nếu có vay vốn thì không biết tái sản xuất vào đâu.

Bảng 4.5 : Doanh số cho vay theo thành phần kinh tếtại NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % KH cá nhân và hộ GĐ 726.457 791.576 775.912 65.119 8,96 -15.664 -1,98 KH doanh nghiệp 671.310 486.776 297.364 -184.534 -27,49 -189.412 -38,91 Theo thành phần kinh tế 1.397.767 1.278.352 1.073.276 -119.415 -8,54 -205.076 -16,04

Trong khi đó, doanh số cho vay nhóm khách hàng doanh nhiệp của Ngân hàng giảm mạnh liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012 doanh số cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp giảm 184.534 triệu đồng, tương ứng giảm 27,49% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm 38,91 triệu đồng tương ứng giảm 38,91% so với năm 2012. Điều này cho thấy nhu cầu vốn của các doanh nghiệp đang ngày càng giảm, lý do chính là tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nên thu hẹp quy mô sản xuất.

4.2.1.2 Doanh s cho vay theo thành phn kinh tế ca Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu

năm 2014 Doanh số cho vay

6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % KH doanh nghiệp 147.942 125.389 -22.553 -15,24 KH cá nhân và hộ GĐ 328.249 354.561 26.312 8,02 Theo thành phần kinh tế 476.191 479.950 3.759 0,79

Ngun: Báo cáo tình hình hot động tín dng NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiu

Qua bảng 4.6 Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 đạt 479.950 triệu đồng tăng 3.759 triệu đồng, tương ứng tăng 0,79% so với 6 tháng đầu năm 2013. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 tăng là do nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình tăng 26.312 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2013 nền kinh tế khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, lại có nhiều cơn bão làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Thành Phố. Thực hiện chủ trương của Thành Phố các Ngân hàng đã xem xét để cho vay nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, nhằm cải thiện nền kinh tế...Tất cả những yếu tố đó đã làm cho doanh số cho vay nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2014. Bên cạnh đó doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp giảm 22.553 triệu đồng, tương ứng giảm 15,24% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này giảm là do trong những năm qua thành phần kinh tế này làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả vì vậy mà Ngân hàng siết chặt khoản vay này

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh kiều (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)