Sông Đào : phía Đông Nam từ xã Trực Ngọc Tỉnh, men qua các xã Phù Ngọc, Nam Hưng, Cổ Chử, Thượng Nông, Giáp phần sông thuộc

Một phần của tài liệu Nam định địa dư chí (Trang 93)

- Bãi Rồn gở Bích Hả i: những chỗ cát già ở cửa Lê hình giống như con rồng đương đi, nên gọi là bãi Rồng Người xưa có câu thơ :

b Sông Đào : phía Đông Nam từ xã Trực Ngọc Tỉnh, men qua các xã Phù Ngọc, Nam Hưng, Cổ Chử, Thượng Nông, Giáp phần sông thuộc

xã Phù Ngọc, Nam Hưng, Cổ Chử, Thượng Nông, Giáp phần sông thuộc huyện Trực Ninh.

Bến đò ngang : (có 3 sở )

- Một bến ở hai xã Đồng Gôi, Đồng Mỹ. - Một bến ở hai xã Thi Nam, Thi Liệu.

- Một bến ở hai xã Sa Lung, Cố Bản.

Cầu đá : có 14 cái.

Cầu gỗ : có 8 cái.

Chợ :có 9 cái :

- Chợ Bách Tính (tiếp giáp với xã Trí An nên gọi là chợ An), thuế hạng nhất.

- Chợ Quỳ (ở giữa hai xã Ngọc Tỉnh và Xuế Tây), thuế hạng nhì. - Chợ Thượng Nông thuế hạng ba.

- Chợ Bái Dương, Hiệp Luật (ở xen vào giữa hai xã ấy), thuế hạng tư. - Chợ Trực Chính thuế hạng năm.

- Chợ Gia Hoà thuế hạng năm. - Chợ Vân Cù thuế hạng năm. - Chợ Đồng Quỹ thuế hạng năm. - Chợ Tây Lạc thuế hạng năm.

Chợ Vân Tràng (chợ này hạng năm chỉ họp ở dọc đường một lần, vào ngày 8 tháng Giêng khoảng vài giờ mà thôi).

Đường sá :

Trong huyện hạt, đoạn trên từ phía hữu, từ tổng Cổ Gia đến các xã Cổ Nông, Liên Tỉnh, Diên Hưng, dưới đến địa phận tổng Bái Dương, ở đoạn phía tả, từ tổng Thi Liệu xuống đến địa phận tổng Sa Lung.

Từ thành huyện đi ra phía tả, do cầu đá ở bên sông Ngọc xã Bách Tính đến chùa Ngọc Na, chuyển đến "Đường Vàng" xã Thứ Nhất, qua hạt huyện Giao Thuỷ, men theo các xã Đồng Lư, Cao Lộng, Đỗ Xá, Lạc Đạo, đến phố Mã Dao, suốt các xã Vô Hoạn, Đồng Phù, Địch Lễ thuộc huyện Thượng Nguyên, và các xã Phong Lộc, Lương Xá thuộc huyện Mỹ Lộc, qua bến đò Vị Hoàng, đến tỉnh dài 31 dặm. Đi bộ mất chừng 5 giờ.

Nếu đi tắt, từ đường ngang xã Thứ Nhất, qua các xã Cổ Chử, Đạo Nghĩa, Lạc Đạo thuộc huyện Giao Thuỷ, đều là đường nhỏ, rồi sang đường quan phố Mã Dao, thì nhanh hơn đường kia chừng 1 giờ.

Thay đổi :

Hạt huyện Nam Trực từ năm Minh Mạng thứ 14, cùng với huyện Trực Ninh làm phân hạt, hiện còn 6 tổng là Cổ Nông, Bái Dương, Cổ Da, Thi Liệu, Sa Lung, Diên Hưng. Đến năm Thành Thái thứ 4 lại chia tổng Cổ Nông thêm tổng Liên Tỉnh thành 7 tổng 83 xã, thôn, trang, ấp. Đổi tên có ít, lược kê như sau :

Một phần của tài liệu Nam định địa dư chí (Trang 93)