- Bãi Rồn gở Bích Hả i: những chỗ cát già ở cửa Lê hình giống như con rồng đương đi, nên gọi là bãi Rồng Người xưa có câu thơ :
Bài văn bia ở chùa xã Phúc Chỉ
Các giống vật đều có sự gặp gỡ của nó. Xã Phúc Chỉ trước có một tấm bia nằm không khắc chữ. Hỏi thì không ai biết là tấm bia ấy có từ năm nào đời nào cả.
Tôi bảo với ông Tú tài họ Nguyễn, người trong xã ấy rằng :"Tấm đá này đại để là muốn ghi chùa này dựng lên từ bao giờ, sự ấy không biết cho lắm. Chỉ có phong thổ nhân vật ở xã này thì đáng ghi mà thôi.
Tôi xem mạch đất của xã này từ núi Gôi chuyển đến hình thế cao rộng, ở hai bên thì có hai hồ Nhật, Nguyệt, ở phía đông nam của chùa thì lại có ao sen, nước thường không khô. Có một lùm tre nhiều thứ loài hỗn hợp hơn 10 mẫu. Mỗi khi có gió nhỏ thổi vào thì nghe tiếng rì rào như như tiếng ngọc, vì chưng ở đây là chỗ đất thiêng.
Trong chùa có hình vị của quan Thái bảo đời Trần. Phía đông chùa có nhiều đá khác nhau. Đám đất này bốn phía đều cao, còn ở giữa lại trũng xuống như hình cái bờ tường. Hoặc giả ngày xưa đã có người làm nhà ở đây chăng ? Ở đây hoa sen, hoa dâm bụt và hoa mẫu đơn đều là sắc trắng, bởi bản tính ưa thích như thế.
Xã cũ tên là Phúc Long, đến khoảng niên hiệu Minh Mệnh triều Nguyễn mới đổi là Phúc Chỉ. Còn khoa mục thì từ đời Nhã Đạo tiên sinh, giám sinh đời cố lệ về sau nay lại mới thấy. Đấy là nên ghi chép mà thôi.
Nhà ngươi là học trò tôi, do đó tôi sở dĩ đến đây mà biết được đại lược. Tôi nêu lên, còn nhà người thì khắc vào, thì tấm đá này may mà được gặp tôi. Vậy bài thơ như sau :
Thử đi tìm kiếm những nơi danh việc cố sắt , Xanh tươi sâu đẹp tốt cho sự lên cao ngắm cảnh. Nhà Phật vướng ở ngoài hồ sen trắng,
Thần Thái Bảo dựa vào bóng tre xanh. Mười mẫu hoa cỏ mở con mắt tục,
Hai hồ Nhật, Nguyệt soi vào lòng người,
Đất thiêng sinh ra người giỏi không phải là lời nói suông. Mạch văn mở mang ra tôi mừng từ nay.
Người làm bài văn này là ông Hoàng giáp đậu khoa Mậu tuất, Hàn lâm viện thị độc, hiệu là Nghĩa Trai họ Phạm Kính.