Bài văn bia ở chùa Phật xã Phạm Xá

Một phần của tài liệu Nam định địa dư chí (Trang 86)

- Bãi Rồn gở Bích Hả i: những chỗ cát già ở cửa Lê hình giống như con rồng đương đi, nên gọi là bãi Rồng Người xưa có câu thơ :

Bài văn bia ở chùa Phật xã Phạm Xá

Phía tây thành Nha có cái cầu bằng đá. Người làm cầu này là ông cựu Chánh tổng người Phạm Xá tên là Nguyễn Nghiêm đấy.

Ông già họ Nguyễn là người cẩn thận, chăm việc nông phố, không hay tranh cạnh với người khác, được hàng xóm khen là người ham làm điều lành.

Mùa xuân năm ngoái ông đã bỏ ra 4 sào ruộng đúc một pho tượng 9 con rồng bằng đồng, và một cái lư hương có hình con rồng bằng đồng dâng lên chùa. Lại đúc một qủa chuông đồng dâng lên miếu.

Có người khuyên ông dựng bia, ông nói chưa được. Chùa và miếu còn cách nhau ở ngoài chỗ bội tầm, còn có dòng nước chảy ngang.

Nay lại bắc cầu bằng đá, những vũng nước trước đổ ra sau khi ăn uống đều chảy xuống đó. Những bát nước sau khi cúng lễ cũng ngấm xuống đó. Đem bây giờ so với trước phong tục đã khác. Những người đi lại được thuận tiện đều vui vẻ.

Ông già họ Nguyễn xin tôi làm hộ cho bài kí. Tôi hỏi ông già họ Nguyễn rằng :"Có phải ông là người nhiều của mà hiếm con không ?" Ông già đáp:"Thưa phải". Tôi lại hỏi :"Ông muốn cầu thần cầu Phật để được cái còn hiếm phải không ?" Ông già đáp :"Lão quê mùa năm nay đã gần tuần "Cổ hy", lấy tuổi tác già nua này mà cầu cái quả phúc chưa có mầm mống thì làm thế nào được". Tôi nói :"Thế thì cái lòng của ông già tôi đã biết rồi, chỉ ham cái danh để lại cho đời sau mà thôi". Ông già họ Nguyễn chỉ cười mà không nói gì. Than ôi ! Ơ đời bây giờ cái đáng lo không phải ở chỗ ham danh mà chỉ ở chỗ ham danh không tha thiết mà thôi.

Vì chưng ở trên đời những người ham danh đều là những người bố thí mà không xẻn tiếc. Nhưng khi đã bố thí rồi lại bổ đầu bắt dưới bỏ tiền ra một lần rồi thôi, ít kẻ có bụng giúp chúng sinh như Phật, chống tai nạn như thần, thường làm những việc phương tiện cho rộng rãi, đấy đều do lòng ham danh không thiết tha cả đấy.

Nếu mọi người ham danh tha thiết như ông già họ Nguyễn, thì sau khi lo việc tế tự đã xong rồi thì chăm lo sửa sang các cầu đường không chỉ một làng mà thôi. Chỉ cho con đường giác ngộ thẳng như sợi dây vàng, cưỡi lên mình con rồng ngọc mà thẳng tiến lên. Bài thơ "Chu đạo như chi" ở Kinh thi có thể đọc lên được thì ham danh có hại gì.

Ngày xưa Lưu Hoàng Kính cũng đã từng ham danh đấy, đã lên 70 tuổi trời còn cho 2 con trai, chính là sự báo ứng của ham danh đấy. Ông già họ Nguyễn tuy già nhưng còn thua tuổi họ Lưu, nếu qủa thật có ham danh mãi mà không thôi, rồi đây thần Phật thưởng cho, biết đâu cái hiếm lại không được nhiều ư. Cái đó tôi đây rất trông mong cho ông già họ Nguyễn vậy.

Còn như cái tiếng để lại đời sau thì cái cầu đá nọ, cái tượng đồng chông đồng kia đã có bia miệng người ta khen ngợi luôn rồi, không cần phải đợi có bài văn bia của tôi mới nêu rõ nên được. Vậy có bài minh như sau :

Thần ư ! Phật ư ! Quả là thể vật ư ! Sao có khi lại như hình rời bỏ nhau ? Phật ư ! Thần ư ! Sao lại có lúc như hình thân cận nhau ? Phật không thể biết được., thần không thể lường được, mà nay danh có thể lấy được. Ta chỉ lấy sự làm điều lành làm vui, chẳng phải chỉ làm có một cái cầu mà thôi ư !

Bài này viết 6 ngày sau tiết trùng dương năm Nhâm ngọ niên hiệu Tự Đức. Người viết là Đỗ Huy Liêu đậu Đình nguyên Hoàng giáp.

Một phần của tài liệu Nam định địa dư chí (Trang 86)