Dịch nghĩa một số bài văn bia ở phủ NghĩaHưng Bài văn bia ở đình Quĩ Nhất

Một phần của tài liệu Nam định địa dư chí (Trang 79)

- Bãi Rồn gở Bích Hả i: những chỗ cát già ở cửa Lê hình giống như con rồng đương đi, nên gọi là bãi Rồng Người xưa có câu thơ :

Dịch nghĩa một số bài văn bia ở phủ NghĩaHưng Bài văn bia ở đình Quĩ Nhất

Bài văn bia ở đình Quĩ Nhất

Tôi vâng mệnh đi kinh lí ruộng, khi thuyền đi qua cửa Liêu, các ông kỳ hào chức dịch ở trại Quĩ Nhất tại phía nam cửa Liêu, đến chào tôi và xin rằng:

"Chúng tôi là nhân dân ở xã Quĩ Đê cũ, tổng Diên Hưng Hạ, huyện Trực Ninh. Các ông Trần Ngọc Xuân, Trần Ngọc Tự, con trai ông cố bát phẩm họ Trần, người xã chúng tôi. Khoảng năm Tự Đức thứ 2 làm đơn xin trưng hạng cát mới bồi mà chưa bồi hẳn và những bãi cát đã nổi hẳn lên, lập làm trại riêng. Nhờ lại đức độ vào kinh bẩm xét.

Được ơn trên chuẩn y cho nhưng phải lệ thuộc vào tổng Diên Hưng Hạ. Từ đó cát bồi càng ngày càng rộng, ở về phía nam trại, đồ đệ của tỉnh trưng lập lên trại Sĩ Lâm.

Năm Tự Đức thứ 11 ông chủ của trại Sĩ Lâm (tức là Hoàng giáp Tam Quang Phạm Văn Nghị) đem một dải dọc bờ bể cho lệ thuộc vào 2 huyện 4 tổng đều chia ra khu vực riêng khác nhau, mưu tính hợp lại làm một, dặn người trại trưởng của chúng tôi là Trần Ngọc Quang cùng với phường, trại, xã, ấp làm đơn xin biệt làm tổng Sĩ Lâm, lệ thuộc vào huyện Đại An, nhờ tỉnh chuyển tấu lên cho, đội ơn trên chuẩn y cho.

Đồng tổng cho Trần Ngọc Quang là người có công mới bảo cử làm chánh tổng. Trải qua 6 năm đến nay, nhân dân trong trại đều được yên ổn. Nay muốn khắc những công việc vào đá để được lâu đời, xin ông viết cho bài văn bia".

Tôi nghĩ rằng công việc này đáng nên ghi chép để lại, thì cứ theo sự thật mà chép, như thế cũng là đúng thôi. Người ta có công nghiệp đáng truyền lại thì cứ theo đấy mà truyền lại cho người ta. Như thế không thể bảo là hùa theo được.

Tôi nghe nói rằng : Cửa Liêu chảy tràn, ngày xưa thông với cửa Nhạc. Khoảng năm Minh Mệnh, Trần Ngọc Chấn người xã Quĩ Đê xin bỏ tiền ra đắp ngăn lại để chặn thế nước. Công việc làm xong, nước sông mới chảy thuận dòng. Được vua Minh Mệnh ban thưởng cho phẩm hàm và ruộng làm của riêng đời đời. Đến khi dòng sông chảy xuống, đất cát bồi lên. Con đầu là Trần Ngọc Xuân lại biết chiêu dân lập trại. Cháu đích tôn là Trần Ngọc Quang mộ thêm dân lập thành riêng một tổng. Cha con, ông cháu trải hơn 40 năm, ngăn nước mặn, đào giếng ngọt, vớt hầu hến, cắt cói lác, làm cho đồng chua nước mặn trở thành khu vực màu mỡ, không tiếc công lao tiền của, thật là khó nhọc lắm thay.

Nhân dân trong trại nhớ đến ơn xưa, muốn lưu truyền công việc ấy lâu dài về sau, đấy là có trước có sau. Cho nên tôi vui vẻ mà làm thay bài văn bia này.

Đệ tam giáp Tiến sĩ họ Đỗ viết bài văn bia này hôm dừng thuyền ở bến Liêu Hải.

Một phần của tài liệu Nam định địa dư chí (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)