- Bãi Rồn gở Bích Hả i: những chỗ cát già ở cửa Lê hình giống như con rồng đương đi, nên gọi là bãi Rồng Người xưa có câu thơ :
Tấm bia cầu đá xã Hưng Thịnh
Từ năm Thuận Thiên cho đến nay, một xã gồm có 4 xóm, ngoài xóm có sông nhỏ, sông nhỏ với sông lớn hợp phái.
ở phía đông và tây đều có bắc một giá cầu bằng gỗ, nhưng nước lên xuống xói dội và mưa nắng ăn khoét, hàng năm cứ phải tu bổ, khó nhọc và tốn phí rất nhiều.
Năm Giáp dần nhân dân bản xã chiểu thu tiền thổ trạch, mỗi phần tiền ba quan, thóc 40 đấu. Mùa đông năm ấy, thu tiền để sửa lợp đền miếu của hai ông đại khoa, còn thừa thì giao cho bốn xóm nhận giữ sinh lợi.
Đến mùa thu năm Quí Hợi, bản xã lại sửa sang lại ngôi đền của vị thần thượng đẳng. Bản xã đem bán thóc để mua sắm vật liệu. Làm xong, thóc còn lại bao nhiêu thì các viên suất đội Nguyễn Văn Đạo, hiệp quản Nguyễn Viên Quang cùng bản xã bàn rằng :"Số thóc còn lại cốt yếu là để thờ thần, dư lợi bao nhiêu thì đem làm cầu bằng đá, nhưng chỉ mới làm thô sơ mà chưa toàn vẹn được, đấy là do trời".
Mùa xuân năm Ất Sửu, quản đốc chánh cửu phẩm bá hộ, kiêm thủ chi Nguyễn Văn Lãng cùng với bọn đốc công Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Hữu Hưng gọi thợ đến làm khoán. Một mặt sửa sang lại khúc sông. Đến trung tuần tháng mạnh muà hạ thì xong. Có hai ba ông kì lão đến thuyền tôi xin làm cho bài văn bia.
Tôi nghĩ rằng làm cầu đường giúp người qua lại là việc tốt. Như cầu vồng bắc qua mặt trăng, như rồng xanh nằm giữa sóng qua lại thuận tiện, người vật đều yên lành, thật là việc có ích lợi cho muôn đời. Vậy xin ghi lại việc này để truyền mãi mãi đời sau.