6. Phương pháp nghiên cứu:
1.2.4. Ảnh hưởng của giá dầu lên TTCK:
Nhà kinh tế học Hamilton đã đưa ra các bằng chứng cho thấy rằng một sự gia tăng của giá dầu là nguyên nhân của hầu hết các cuộc suy thoái kể từ sau thế chiến II, một loạt các nghiên cứu đã kiểm định mối quan hệ vĩ mô của giá dầu như của Loungani, Burbridge & Harrison, Gisser & Goodwin và Uri. Những nghiên cứu này đều lấy giá dầu như một biến số tác động vĩ mô.
Theo các nghiên cứu của Jones và Kaul (1995), Huang, Sadorsky, Papapertrou(2000) và EL – Sharif(2002) đã mô hình hoá một cách cụ thể ảnh hưởng của giá dầu lên giá chứng khoán, từ đó có tác động đến TTCK với sự tác động trái chiều ở tất cả các quốc gia. Nói cách khác, khi giá dầu tăng, các nhà đầu tư quan sát thấy rằng những lo lắng về kinh tế sẽ làm giá cổ phiếu rớt xuống. Mặt khác các nhà đầu tư xem việc giảm giá dầu như là có lợi cho nền kinh tế và giá chứng khoán. Điều này có thể được giải thích bởi các nguyên nhân sau:
+ Giá dầu là một yếu tố đầu vào trong tiến trình sản xuất, một sự tăng lên trong giá dầu sẽ làm tăng chi phí sản xuất tạo áp lực lên giá chứng khoán.
+ Theo nhà kinh tế học Haung, một gia tăng trong giá dầu sẽ tạo ra áp lực làm tăng lạm phát kỳ vọng, một tỷ lệ lạm phát kì vọng cao hơn sẽ làm tăng lãi suất chiết khấu, tạo ảnh hưởng nghịch biến lên thu nhập chứng khoán.
+ Khi giá dầu trở nên bất ổn, nhà đầu tư bắt đầu xem xét các khoản đầu tư dầu như là một cách phòng ngừa rủi ro trái chiều với sự chuyển biến của TTCK.
Như vậy, khi giá dầu tăng, các nhà đầu tư quan sát thấy rằng những lo lắng về kinh tế sẽ làm giá cổ phiếu rớt xuống. Mặt khác các nhà đầu tư xem việc giảm giá dầu như là có lợi cho nền kinh tế và giá chứng khoán. Ta đặt ra giả thuyết, khi giá dầu tăng thì chỉ số VN–Index sẽ giảm, và ngược lại, vì vậy chúng có mối quan hệ (-) với nhau.
Giả thiết H4: Giá dầu có mối quan hệ nghịch chiều với giá chứng khóan
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố vĩ mô với chỉ số VN-Index
Nhân tố Tương quan Lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
Lạm phát - Fama và Schwert (1977), , DeFina (1991), Leeb và Conrad (1996), Gan, Lee và Zhang (2006); Mark Skousen and Chairman (2006), Jiranyakul (2009), AmBer Osman (2011) ,Victoria Duff (2012)
Lãi suất - Zhou (1996), Wong và cộng sự (2005), Harasty và Roulet (2000), Arango và cộng sự (2002).
Giá vàng - Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011) ,PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, TS. Nguyễn Văn Điệp, TS. Lê Nguyễn Hoàng Tâm - Đại học mở TP.HCM
Giá dầu - Jones và Kaul (1995), Huang, Sadorsky, Papapertrou(2000) và EL – Sharif(2002)
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp định lượng. Bài làm sẽ sử dụng các mô hình để ước lượng mối quan hệ giữa các biến vĩ mô với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số VN – Index để thể hiện tình hình của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong giai đoạn từ 01/2006 đến tháng 12/20014 (108 quan sát). Với giả thiết là lợi nhuận của thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, cụ thể là:
Lạm phát ( lấy đại diện chỉ số CPI) (CPI)
Lãi suất (I)
Giá vàng (G)
Giá dầu (O)