Phân tích mô hình hồi quy:

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56)

6. Phương pháp nghiên cứu:

3.3.2.2.Phân tích mô hình hồi quy:

Dựa vào kết quả thu được, ta thấy biến lạm phát có p-value > 5% nghĩa là nó không có ý nghĩa thống kê, không có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc VNI. Còn lại các biến lãi suất tiền gửi kì hạn I, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có ý nghĩa thống kê, có mối quan hệ tuyến tính với biến VNI.

Biến CPI trong mô hình không có ý nghĩa thống kê, không phản ánh chính xác tác động thực sự của nhân tố lạm phát đến TTCK, một trong những nguyên nhân là do cách tính chỉ số CPI của Việt Nam mang tính đặc thù dẫn đến biểu hiện bất thường của CPI, nên kết quả phản ánh từ biến này không mang ý nghĩa thống kê cao.

Song song đó là sử dụng kiểm định Wald để phát hiện sự có mặt của các biến không cần thiết.

Bảng 3.13: Kết quả kiểm định Wald

Theo kết quả của bảng 3.13, vì P(F>0,804937) = 0,3717 > 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết không, tức hệ số hồi quy của biến CPI khác không không có ý nghĩa,

hay biến CPI không ảnh hưởng tới biến phụ thuộc VNI. Vì vậy, không nên đưa biến này vào mô hình.

Vậy, mô hình hồi quy mới gồm các biến vĩ mô: I, G và O .

Bảng 3.14: Kết quả hồi quy đa biến với các biến được chọn.

Kết quả hồi quy trên bảng 3.14 cho thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê, dấu hệ số hồi quy của biến I, G, O không thay đổi so với mô hình đơn biến.

Mô hình hàm hồi quy:

VNIt = 831,4080 – 31,02579It – 6,772630*Gt + 2,337999*Ot

R-squared mô hình đạt 52,67% và R-squared điều chỉnh là 51,31% cho biết sự thay đổi của các biến kinh tế vĩ mô giải thích được 51,31% sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mô hình hồi quy có p-value< 1% ước lượng hồi quy đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%.

3.4.2.3.Kết luận từ mô hình:

Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy: Khi các nhân tố khác không đổi, tại Việt Nam:

 Biến lãi suất I

Lãi suất có mối tương quan (-) với chỉ số VN - Index giống như giả thiết đã đặt ra trước đó. Lãi suất tại VN thường tăng khi xảy ra lạm phát do chính phủ thắt chặt tín dụng nhằm kiểm soát lạm phát. Có thể thấy lãi suất tăng cũng là một tín hiệu cho biết lạm phát đang có chiều hướng gia tăng. Tín hiệu này là dễ nhận biết. Ngoài ra, hiện tượng tâm lý đầu tư theo bầy đàn và tâm lý chi phối hành vi của nhà đầu tư trên TTCK khá mạnh mẽ càng khiến cho chỉ số giá chứng khoán sụt giảm khi có các tín hiệu về bất ổn kinh tế vĩ mô như lãi suất tăng. Do đó, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi lãi suất tiền gửi tăng 1% thì chỉ số VN - Index giảm 31,03 điểm. Kết luận này tương đồng với các nghiên cứu trước.

 Biến giá vàng:

Giá vàng có mối tương quan (-) với chỉ số VN – Index: khi giá vàng tăng 1 triệu đồng/ lượng thì chỉ số VNI giảm 6,77 điểm và ngược lại. Nguyên nhân là do đặc trưng của thị trường vàng trong nước như sau:

+ Thị trường vàng Việt Nam chịu sự tác động và điều chỉnh khá nhanh theo giá vàng thế giới.

+ Tâm lý nắm giữ vàng trong dân là khá phổ biến, vàng được xem như là công cụ đầu tư, cất giữ truyền thống của người Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có hiện tượng vàng hóa xảy ra, vàng len lỏi vào định giá hàng hóa, dự trữ, thanh toán,..

+ Cung vàng trong nước bị kiểm soát chặt chẽ. Nhu cầu vàng trong nước lại luôn ổn định, cung thì hạn chế.

Qua các đặc điểm trên, có thể thấy rằng vàng là một kênh đầu tư được ưa thích, thường được nhà đầu tư lựa chọn trong các quyết định đa dạng hóa đầu tư, do đó, nó có tác động đến chỉ số chứng khoán. Khi kinh tế ổn định, TTCK đi lên, vàng bớt đi giá trị đầu tư, ngược lại, khi nền kinh tế khó khăn, vàng lại có xu hướng tăng

giá trị trong mắt các nhà đầu tư, TTCK lại đi xuống, thể hiện một mối quan hê nghịch biến.

 Biến giá dầu:

Giá dầu thế giới có tương quan dương với TTCK: Khi giá dầu tăng 1USD/thùng thì chỉ số VN-Index tăng 2,34 điểm. Điều này ngược với giả thuyết nghiên cứu ở trên. Điều này được giải thích như sau:

Thực chất biến động giá xăng dầu khi thể hiện ra trên thị trường Việt Nam chịu nhiều sự can thiệp từ phía nhà nước tín hiệu phát ra từ nhân tố này bị bóp méo, không đúng như trên lý thuyết, thị trường xăng dầu nội địa của Việt Nam chưa được diều chỉnh linh hoạt theo giá thế giới, phụ thuộc nhiều vào các chính sách kiềm chế lạm phát và độ lớn của quỹ bình ổn Chính phủ.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56)