Xuất giải pháp:

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61)

2.1.Đối với lãi suất:

Chính sách của NHNN phải hướng đến một môi trường lãi suất ổn định, điều hành một cách chủ động, linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài

nước, tránh những cú sốc do thay đổi đột ngột làm cho các chủ thể trong nền kinh tế không kịp phản ứng và gây ra kết quả xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. NHNN phải quản lý lãi suất một cách hợp lý, hiệu quả và hướng đến chính sách lãi suất tự do theo cơ chế thỏa thuận dựa trên cung cầu của thị trường, hạn chế tối đa các biện pháp can thiệp hành chính và cuối cùng là tránh tình trạng tồn tại hai mức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế khác nhau quá nhiều trên thị trường. Điều hành chính sách lãi suất của NHNN phải chủ động định hướng thị trường thay vì chạy theo như trước đây. Xu hướng điều chỉnh lãi suất được NHNN thông báo trước đến thị trường và được điều chỉnh theo lộ trình để tránh gây sốc cho nền kinh tế sẽ giúp kỳ vọng thị trường được kiểm soát tốt, lãi suất diễn biến đúng theo xu hướng dự kiến của NHNN, góp phần giúp NHNN đạt được mục tiêu đặt ra.

2.2. Đối với giá vàng:

Chính phủ đã và đang có những biện pháp chống vàng hóa trong dân, có các giải pháp kích thích nguồn vốn “chôn” ở vàng chuyển đổi để đi vào sản xuất kinh doanh, và thực sự cần phải tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp này để lượng vàng trong dân không quá nhiều gây tình trạng thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này Chính phủ cần phải đảm bảo yếu tố ổn định cả về mặt chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở cân đối giữa lợi ích của Nhà nước, tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như người dân. Khi nền kinh tế thiếu ổn định thì người dân sẽ chọn giải pháp an toàn là tích trữ vàng. Muốn huy động vàng trong dân, việc cần làm là phải giảm được lạm phát tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư vào nền kinh tế, các Ngân hàng cũng phải nâng cao uy tín cũng như các ưu đãi về lãi xuất để người dân an tâm và gửi tiền tiết kiệm thay vì mua vàng và tích trữ quá nhiều.

2.3. Đối với giá dầu:

Nhà nước cần điều tiết giá, quản lý giá do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cho cả sản xuất và tiêu dùng, từ đó mới tránh những ảnh hưởng không tốt đến TTCK.Tuy nhiên, công tác điều hàng giá xăng dầu cũng có những vướng mắc không dễ giải quyết, đặc biệt giai đoạn tình hình kinh tế xã hội có khó khăn, Nhà

nước phải tăng cường vai trò kiểm soát vĩ mô nền kinh tế trong đó có áp dụng chính sách bình ổn giá xăng dầu. “Theo đó, để kiểm soát giá bán, nhiều giai đoạn Nhà nước đã yêu cầu sử dụng hết, thậm chí âm quỹ bình ổn giá, không thu thuế nhập khẩu (thuế suất bằng 0); doanh nghiệp kinh doanh lỗ do chi phí thực tế cao hơn định mức chi phí xây dựng từ năm 2009, do giá bán quy định thấp hơn giá cơ sở”- Ông Lê Minh Nam….Như vậy, có thể thấy để ổn định được nên kinhh tế nói chung và TTCK nói riêng, việc nhà nước thực hiện các chính sách bình ổn giá, tránh tình trạng tăng giá xăng dầu liên tục là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)