6. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.2. Tác động của lãi suất huy động lên VN-Index:
Lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thường bị chi phối nhiều bởi chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam và cung - cầu vốn trên thị trường. Tuy nhiên chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam thường thể hiện khá nhiều bất cập đặc biệt là trong các năm gần đây. Chính sách lãi suất thường bao gồm hai mục tiêu:
Thứ nhất, giữ lãi suất huy động ở mức thấp để giữ lãi suất cho vay ở mức thấp. Qua đó giảm chi phí lãi vay và hạn chế bớt rủi ro cho hệ thống doanh nghiệp.
Thứ hai, Nhà nước đã quyết tâm xóa bỏ thị trường ngoại tệ tự do và cấm kinh doanh vàng miếng. Điều đó khiến người dân có ít lựa chọn hơn và buộc phải giữ tiền đồng dù tiền đồng luôn mất giá và lãi suất thấp.
Hình 3.3: Sự biến động của VNI và I
Kết quả hổi quy mô hình đơn biến:
Bảng 3.8: Kết quả hồi quy giữa VNI và I
Với kết quả trên bảng 3.8, ta thấy p-value =0,000 thể hiện hệ số hồi quy của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, chứng tỏ rằng các thay đổi trong lãi suất huy động bình quân trong nước thực sự có ảnh hưởng đến TTCK. Hệ số của biến đạt giá trị âm là -36,92994 tức là khi lãi suất huy động tăng 1% thì VN-Idex sẽ giảm 36,92994 điểm và ngược lại.
Như vậy, kết quả hồi quy giữa VNI và I phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Khi lãi suất tiền gửi kì hạn tăng lên thì chỉ số VN – Index sẽ giảm, và ngược lại, vì vậy chúng có mối quan hệ (-) với nhau. Bởi vì nhà đầu tư có nhiều phương án đầu tư với mục đích là tối đa hoá lợi nhuận nhưng đồng thời rủi ro phải ở mức thấp nhất có thể, nếu lãi suất tiền gửi tăng thì các nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển sang hình thức tiền gửi.