Ảnh hưởng của giá vàng lên TTCK:

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30)

6. Phương pháp nghiên cứu:

1.2.3.Ảnh hưởng của giá vàng lên TTCK:

Các nhà đầu tư thường đầu tư vàng, cả trực tiếp và gián tiếp để phòng ngừa rủi ro. Giá vàng trong lịch sử thường được xem là nơi tránh bão giúp giảm thiệt hại xảy ra trong thời kì lạm phát, bất ổn xã hội, các thời kì mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Theo các nghiên cứu của Twite (2002), Hondroyiannis và Papaetrou (2001), John Leyers (2007) đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng còn tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa giá vàng và chỉ số của TTCK.

Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003, dẫn từ Nguyễn Thị Hòa, 2011). Sự biến động của giá vàng tùy thuộc vào đặc điểm và thời kì kinh tế của từng quốc gia mà có tác động ngược hay thuận đến chỉ số chứng khoán. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa

trong danh mục đầu tư của họ: các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì các khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu huớng của TTCK. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, TS. Nguyễn Văn Điệp, TS. Lê Nguyễn Hoàng Tâm - Đại học mở TP.HCM được in trên tạp chí Tài Chính số 12 - 2013.

Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011) cho thấy rằng, sự biến động của giá vàng ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi nhuận đầu tư trên TTCK Hong Kong.

Vàng và chỉ số biến động của thị trường có quan hệ nhân quả theo chiều giá vàng tăng thì độ hỗn loạn của nền kinh tế tăng. Khi giá vàng biến động tăng điều này có nghĩa là thị trường đang hoảng loạn và từ đó làm giảm đi niềm tin của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường đầu tư vàng, cả trực tiếp và gián tiếp để phòng ngừa rủi ro. (Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp, 2013).

Tóm lại, có thể thấy rằng giá vàng trong lịch sử thường được xem là “nơi tránh bão” giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh - các thời kỳ mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Trong các cuộc khủng hoảng như thế này, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm, mặc dù mức độ tác động mạnh yếu có thể khác nhau đối với từng nền kinh tế

Như vậy, các nhà đầu tư xem vàng như là một loại hàng hoá phòng ngừa rủi ro khi da dạng hoá danh mục đầu tư khi có sự biến động giảm về giá chứng khoán để giảm thiểu thiệt hại khi đầu tư. Vì vậy, khi giá vàng trên thị trường tăng thì chỉ số VN – Index sẽ giảm, và ngược lại, vì vậy chúng có mối quan hệ (-) với nhau.

Giả thiết H3: Giá vàng có mối quan hệ nghịch với chỉ số VN-Idex.

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30)