Ảnh hưởng của lạm phát lên TTCK:

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27)

6. Phương pháp nghiên cứu:

1.2.1. Ảnh hưởng của lạm phát lên TTCK:

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.

Để đo lường chỉ số làm phát người ta thường dùng các chỉ số sau: chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Chỉ số giá tiêu dùng đo lường biến động giá của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định được mua bởi người tiêu dùng), chỉ số giá sản xuất (PPI - đo lường sự thay đổi trung bình trong giá nhà sản xuất trong nước nhận được cho đầu ra của họ), chỉ số giá hàng hoá, chỉ số giá cơ bản. Tuy nhiên trong bài làm sẽ tập trung vào việc lấy số liệu chỉ số CPI để phân tích tình hình lạm phát và mối tương quan của nó với chỉ số VN – Index.

Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy lạm phát và TTCK có mối liên hệ nghịch chiều, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất tăng trưởng. Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững, trong khi TTCK như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế.

Lạm phát có thể tác động trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư và giá trị của các khoản đầu tư trên TTCK. Nếu lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá nhanh, nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang tích trữ các tài sản không bị mất giá khác như vàng, làm cho cung cổ phiếu lớn hơn so với cầu và thị trường giảm điểm, kém thanh khoản. Lúc này TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn so với các hình thức đầu tư khác như gửi tiết kiệm do lãi suất tăng để đảm bảo lãi suất thực dương trên hệ thống ngân hàng, hoặc so với đầu tư vào vàng do lúc này vàng với vai trò là “nơi trú ẩn” an toàn trong môi trường bất ổn kinh tế. Những điều này càng tạo đà cho TTCK đi xuống.

Lạm phát tác động gián tiếp đến TTCK thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào nên doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận. Nếu tăng giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng sản phẩm thay thế khác, dẫn đến sản lượng

tiêu thụ giảm, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được kế hoạch, dẫn đến giảm lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp, và điều này sẽ gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết và giá trị giao dịch trên thị trường.

Kết quả nghiên cứu của Fama và Schwert (1977), DeFina (1991), Amber Osmam (2011), Victoria Duff (2012), Dr. Mark Skousen (2006) đã nhấn mạnh đến mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và giá chứng khoán. Khi mối nguy lạm phát tăng cao, các nhà phân tích đầu tư sẽ nghi ngờ về sự thịnh vượng của nền kinh tế hay các báo cáo tăng cường việc làm. Lý do là họ lo sợ rằng dường như đang có một sự bùng nổ lạm phát, một sự phát triển giả tạo đã được tạo nên bởi sự dễ dãi trong tín dụng của chính quyền , do chính phủ chấp nhận một mức thâm hụt ngân sách cao hơn và mở rộng cung tiền.

Leeb và Conrad (1996) đã thống kê tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng của TTCK Mỹ trong giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1981 và nêu mối liên hệ: “Lạm phát tăng cao luôn là kẻ thù của thị trường cổ phiếu”. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm của Gan, Lee và Zhang (2006); Jiranyakul (2009).

Như vậy, lạm phát tăng cao ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến TTCK theo chiều hướng tiêu cực thông qua tâm lý của nhà đầu tư và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, khi lạm phát tăng đó được coi là một dấu hiệu bất ổn của thị trường, cộng thêm tâm lý bầy đàn phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ giảm đầu tư trên thị trường CK như một hình thức để giảm thiểu rủi ro. Như vậy, khi chỉ số giá tiêu dùng tăng thì chỉ số VN – Index trên thị trường chứng khoán giảm, và ngược lại, vì vậy chúng có mối quan hệ (-) với nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)