6. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Tác động của lạm phát lên VN-Index:
Một TTCK hiệu quả thì thường chịu ảnh hưởng rõ nét đối với sự thăng trầm của chỉ số CPI, với quy luật : CPI tăng - TTCK xuống. Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ với TTCK, ta đi sơ lược về đặc điểm lạm phát ở Việt Nam, theo đó:
10 năm trở lại đây, mục tiêu tăng trưởng luôn được chú trọng hơn mục tiêu kềm chế lạm phát, qua đó cho thấy tiềm ẩn những rủi ro về bùng nổ lạm phát cao.
Hàng năm NHNN phải cung ứng một lượng tiền không nhỏ cho ngân sách để tài trợ thâm hụt tài khóa, các khoản tạm ứng này thường không có bảo đảm và trên thực tế không được hoàn trả đầy đủ trong năm ngân sách.
Sự độc lập của NHNN cũng bị giới hạn một phần, tốc độ tăng trưởng cung tiền thường phụ thuộc vào chính sách phát triển do Chính phủ đề ra.
Gốc của lạm phát Việt Nam đa số nằm ở khu vực đầu tư công, nơi chiếm hơn 50% lượng đầu tư của xã hội nhưng hệ số ICOR của các doanh nghiệp Nhà nước rất kém, năng suất kém không tương xứng với tốc độ bơm tiền chính là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Các đặc điểm của lạm phát Việt Nam cho thấy rõ ràng nó có ảnh hưởng mạnh lên nền kinh tế nói chung hay TTCK nói riêng. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, chỉ số CPI ổn định ở mức khoảng 5% là điều kiện lý tưởng để TTCK hoạt động bình thường và phát triển. Ở Việt Nam, khi CPI tăng cao thì sẽ có thể tác động đến TTCK qua các cơ chế như sau:
CPI tăng sẽ làm tăng các chi phí, gây khó khăn cho DN trong việc đảm bảo lợi nhuận kinh doanh và lợi tức, các báo cáo tài chính kém sáng sủa làm cho chứng khoán kém hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sự sôi động trên TTCK.
CPI tăng sẽ truyền tải thông điệp rằng một chính sách tín dụng thắt chặt trong tương lai, việc tiếp cận nguồn tín dụng sẽ khó khăn và đắt đỏ hơn, vì vậy làm dòng tiền vào TTCK đi xuống.
CPI tăng kéo theo lãi suất ngân hàng tăng, khiến lãi suất tiền gửi trở nên hấp dẫn hơn, điều này làm thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK.
CPI tăng sẽ làm tăng bán ra các mã xấu, và tăng mua vào các mã tốt. Xu hướng bán tháo thường xảy ra nếu TTCK có nhiều chứng khoán chất lượng thấp và các nhà đầu tư không chuyên nghiệp đi theo bầy đàn, vốn ít.( Công trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên “ Nhà kinh tế trẻ - năm 2011”)
Kết quả thể hiện sự tác động của lạm phát đến VN-Idex như sau:
Hình 3.2: Đồ thị phân tán giữa VNI và CPI. Bảng 3.1: Kết quả hồi quy giữa VNI và CPI.
Theo bảng 3.1, với hệ số p-value = 0,0285 cho thấy hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, chứng minh rằng các thay đổi trong CPI có ảnh hưởng lên TTCK. Hệ số của biến mang dấu âm (-6,949983) tức là khi chỉ số CPI tăng 1% thì VN-Index giảm 6,949983 điểm, và ngược lại khi chỉ số CPI giảm 1% thì VN-Idex tăng 6,949983 điểm.
Mối quan hệ nghịch biến giữa VN-Index và CPI hoàn toàn phù hợp với lý giải ở trên : Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng thì chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khoán giảm, và ngược lại, vì vậy chúng có mối quan hệ (-) với nhau. Điều này là do khi lạm phát tăng đó được coi là một dấu hiệu bất ổn của thị trường cộng thêm tâm lý bầy đàn phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ giảm đầu tư trên thị trường CK như một hình thức để giảm thiểu rủi ro.