0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tầm quan trọng của độ đục trong môi trường

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HÓA MÔI TRƯỜNG (Trang 42 -42 )

Độ đục ngăn cản sự truyền thẳng ánh sáng vào trong nước, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, gây mất thẩm mỹ khi sử dụng nước, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào các hạt rắn, sẽ không được khử trùng có thể trở thành vi khuẩn gây bệnh trong nước.

Độđục là một nhân tố quan trọng được xem xét trong cấp nước sinh hoạt bởi 3 nguyên nhân sau:

(1) Tính thẩm mỹ: bất kỳ độ đục nào trong nước cấp cũng không được chấp nhận. Người dân ý thức được rằng nguồn nước với độ đục cao đồng nghĩa với nước bị ô nhiễm và chứa nhiều chất độc nguy hại cho sức khỏe.

(2) Khả năng lọc: quá trình lọc nước sẽ gặp nhiều khó khăn và gia tăng chi phí khi độ đục gia tăng. Trong trường hợp bể lọc chậm được sử dụng thì thời gian lọc sẽ ngắn và gia tăng chi phí làm sạch vật liệu lọc.

(3) Khả năng diệt trùng: quá trình khử trùng trong nước cấp thường đươc thực hiện bằng các hóa chất bao gồm chlorine (Cl2), ozon (O3), chlorine dioxit (ClO2) hoặc tia cực tím. Để quá trình khử trùng đạt kết quả cao cần phải có sự tiếp xúc hoàn toàn của hóa chất và bề mặt của tế bào vi sinh vật. Khi độđục trong nước cao sẽ ngăn cản sự tiếp xúc của hóa chất đến vi sinh vật làm quá trình khử trùng không đạt kết quả cao.

Đơn vịđo độđục và 1 đơn vịđộđục = 1mg SiO2/lít nước. Đơn vị chuẩn của độ đục là sự cản trở quang học do 1mg SiO2 hòa tan trong một lít nước cất gây ra.

Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO), độđục trong nước uống không được vượt quá từ 1 – 5NTU (Nephelometric Turbidity Unit).

2.2 Độ màu (Color)

Độ màu biểu thịđộ lệch quang phổ từ dung dịch chuẩn

1. Gii thiu chung

Nhiều nguồn nước mặt, đặc biệt là các nguồn nước từ vùng đầm lầy thường có độ màu rất cao không thích hợp dùng để cấp nước cho sinh hoạt cũng như công nghiệp nếu không được xử lý để loại bỏ màu. Nguồn gây màu chủ yếu trong nước là các chất mùn, chúng được tạo thành từ bởi quá trình hòa trộn giữa nước và các chất hữu cơ phân hủy từ lá, cành cây trong tất cả các giai đoạn phân hủy của chúng trong nước. Ngoài ra các hợp chất mùn chứa sắt cũng tạo ra độ màu rất cao trong nước.

Màu tự nhiên tồn tại trong nước là các hạt keo mang điện tích âm. Việc loại bỏ màu có thểđược thực hiện bằng phương pháp keo tụ. Quá trình này dùng các muối có chứa ion kim loại mang hóa trị ba như sắt hoặc nhôm cho vào trong nước.

Nguồn gốc của màu trong nước được chia làm hai loại

Nguồn tự nhiên: nước mặt có độ màu rất cao do chứa hàm lượng rất lớn của các chất lơ lững. Đặc biệt, các sông chảy qua khu vực đất sét màu đỏ thì độ màu tăng rất cao nhất là trong mùa lũ. Màu trong nước được gây ra bởi các vật chất lơ lững được gọi là màu biểu kiến (apparent color). Màu gây ra bởi các loại thực vật, các chất hữu cơ (axit mùn, các hạt keo…) được gọi là màu thật (true color). Cường độ màu thật gia tăng cùng với sự gia tăng của pH trong nước.

Nguồn nhân tạo: Màu trong nước còn được gây ra các chất ô nhiễm có độ màu cao như nước thải của công nghiệp dệt nhuộm, chế tạo giấy. Quá trình nghiền gỗđã tạo ra một lượng lớn nước thải chứa dẫn xuất của lignin và các vật liệu khác. Chúng hòa tan hoàn toàn trong nước, không bị phân hủy sinh học và có độ màu rất cao. Khi nước thải này được thải vào nguồn nước tự nhiên sẽ làm tăng rất lớn độ màu trong nước.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HÓA MÔI TRƯỜNG (Trang 42 -42 )

×