Nước tự nhiên chiếm 1% tổng lượng nước trên trái đất gồm nước sông hồ, nước bề mặt và nước ngầm. Thành phần hóa học của nước sông hồđược trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của nước sông hồ
Thành phần % Trọng lượng Thành phần % Trọng lượng CO32- 32,5 Ca2+ 20,4 SO42- 12,4 Mg2+ 3,4 Cl- 5,7 Na+ 5,8 SiO2 11,7 K+ 2,1 NO3- 0,9 (FeAl2)O3 2,7 2. Sự phân lớp của nước bề mặt
Đặc trưng chất lượng nước phụ thuộc nhiều vào các tương tác vật lý, hóa học và sinh học. Chúng có thể biến động do các quá trình biến đổi địa chất, địa hóa thể hiện thông qua sự lưu thông, vận chuyển, chuyển hóa, tích tụ vật chất và năng lượng thông qua các hoạt động của cơ thể sống và môi trường. Nước bề mặt được phân bố thành các lớp như sau:
- Lớp bề mặt: có bề dày từ 50 đến 500µm. Ở lớp này xảy ra sự cân bằng động giữa không khí và nước.
- Lớp chính: tùy theo độ sâu có thể phân chia lớp này theo sự phân bố nhiệt độ. Lớp trên: chịu ảnh hưởng của tia sáng mặt trời, ởđây xảy ra phần lớn các hoạt động sinh học. Lớp dưới: ít chịu ảnh hưởng của tia sáng mặt trời nên có nhiệt độ thấp hơn.
- Lớp đáy: nơi xảy ra các phản ứng trao đổi giữa trầm tích và nước, quá trình sinh học phân hủy các hợp chất hữu cơ tiêu thụ oxi hòa tan, kết quả là hàm lượng oxi giảm, quá trình yếm khí tăng và xảy ra các quá trình khử
NO3- → NO2- → N2 và SO42- → H2S
Sự phân tầng nhiệt độ trong hồ và các liên kết phản ứng lý hóa sinh được trình bày trong bảng 3.2
Bảng 3.2: Sự phân tầng nhiệt độ trong hồ và các liên kết phản ứng lý hóa sinh Nhiệt độ Vùng Độ sâu, m Trạng thái
20oC Vùng nóng ẩm 0 Hiếu khí, quang hợp, tồn tại các động thực vật phù du
17oC Vùng gián đoạn 12 Nhivật lý ệt độ giảm, tạo vùng gián đoạn 7oC Vùng lạnh 21 Trloạại, phát tring thái yểến vi sinh vm khí, kết tật yủa sulfit kim ếm khí 4oC Vùng lắng 36 Thành phần hữu cơ bậc cao, sulfit
kim loại, vi sinh vật yếm khí, nước tù