Ảnh hưởng của độ axit đến vệ sinh và sức khỏe con người vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra. Đặc biệt ảnh hưởng của CO2được sinh ra với nồng độ rất lớn trong quá trình lên men bia vẫn chưa được nghiên cứu. Việc kiểm soát nguồn nước mang tính axit liên quan đến đặc điểm ăn mòn và kinh phí cho việc kiểm soát và loại bỏ nguồn gây ăn mòn vật liệu.
Nhân tố ăn mòn trong nước mặt được tính đến nhiều nhất là CO2, trong công nghiệp là các axit vô cơ. CO2 cần phải được tính toán trong quá trình làm mềm nước khi dùng sođa hoặc hỗn hợp vôi – sođa để làm mềm nước.
Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, pH của môi trường phải được kiểm soát trong khoảng 6 – 9,5. Điều kiện này thường yêu cầu phải điều chỉnh giá trị pH thích hợp. Việc tính toán lượng hóa chất được thêm vào trước tiên cần phải xác định được độ axit của môi trường.
Ngoài ra việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch trong nhà máy nhiệt điện và động cơ ôtô dẫn đến sự hình thành các oxit của nitơ và sunfua. Khi các hợp chất này hòa trộn với nước mưa sẽđược thủy phân thành axit sunfuric và axit nitric. Nước mưa chứa các axit này sẽ làm giảm độ pH nước của các sông, hồ làm ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trong nước.
Nguồn gây mưa axit từđộng cơđốt trong
N2(air) + 3/2O2 → NO + NO2 4NO2 + O2 → 2N2O5
N2O5 + H2O → HNO3 axit Nitric
Nguồn gây mưa axit từ việc đốt than có chứa lưu huỳnh S + O2 → SO2 2SO2 + O2 → 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4 axit Sunfuric
Trong lĩnh vực cấp nước, việc xác định độ axit rất quan trọng trong việc quyết định phương pháp xử lý, loại và lượng hóa chất sử dụng.
Đối với nước thải công nghiệp có chứa các axit vô cơ, trước khi thải ra sông, đường ống hoặc các quá trình xử lý sinh học tiếp theo cần phải được xử lý đến giá trị pH thích hợp. Lúc này lượng hóa chất, nồng độ, kích thước của các bể xử lý cũng như chi phí để vận hành và bảo trì các công trình này được tính toán từ dữ liệu độ axit được phân tích từ phòng thí nghiệm.
2.5 Độ kiềm (Alkalidity)
1. Giới thiệu chung
Độ kiềm đo lường khả năng trung hòa axit (acid neutralizing capacity) của một dung dịch. Khả năng trung hòa axit còn được gọi là khả năng đệm. Độ kiềm trong nước được gây ra phần lớn từ các muối của axit yếu và các bazơ mạnh. Là các chất có khả năng đệm chống lại sự thay đổi giá trị pH khi axit được thêm vào môi trường.
Độ kiềm trong tự nhiên được tạo ra chủ yếu bởi muối của axit yếu. Bicacbonat là nguồn chủ yếu gây ra độ kiềm trong nước bởi vì bicacbonat được hình thành với một lượng rất lớn từ phản ứng của cacbon dioxit với các vật chất trong nước. Các muối khác của axit yếu như borat, silicat, photphat…cũng hiện diện với lượng rất nhỏ gây ra độ kiềm trong nước. Ngoài ra các axit hữu cơ khá bền trong môi trường – ví dụ như axit humic – hình thành các dạng muối hữu cơ là những nguồn đóng góp vào độ kiềm trong nước tự nhiên.
Trong nguồn nước bị ô nhiễm hoặc trong môi trường yếm khí, muối của các axit yếu như axit acetic, propionic, hydrogen sunfit…được sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ là những sản phẩm đóng góp vào độ kiềm trong nước. Thêm vào đó, ammonia hoặc hydroxit cũng đóng góp vào tổng độ kiềm trong nước.
Các nguồn nước tự nhiên thường chứa một lượng nhất định độ kiềm cacbonat (CO2) và hydroxit (OH-) nhất là trong điều kiện có sự phát triển của tảo. Giá trị pH của môi trường có thể dao động từ 9 đến 10. Nước trong các lò hơi luôn luôn chứa một lượng lớn cacbonat và hydroxit. Đặc biệt nguồn nước sau khi đã được xử lý bằng vôi hoặc hỗn hợp vôi – sođa sau quá trình làm mềm nước.
Tóm lại có 3 loại độ kiềm trong nước được xếp theo các thứ tự sau:
(1) Độ kiềm Hydroxit – có khoảng giá trị pH cao nhất (pH > 8,3)
(2) Độ kiềm Cacbonat – có khoảng giá trị pH ở mức trung bình (5 < pH < 8,3)
(3) Độ kiềm Bicacbonat – có khoảng giá trị pH thấp nhất (pH < 5)