Lựa chọn bài và thiết kế giáo án dạy

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 100)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Lựa chọn bài và thiết kế giáo án dạy

Tập đọc ĐƯỜNG ĐI SA PA I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kĩ năng:

- Học sinh đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài

- Đọc đúng các từ khó như: Sa Pa, Hmông, Tu Dí, Phù Lá, chênh vênh, đỏ son, sặc sỡ, phiên chợ...

- Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp kì diệu của cảnh sắc Sa Pa. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của thắng cảnh Sa Pa.

2. Kiến thức:

- Hiểu các từ: Sa Pa, Hmông, Tu Dí, Phù Lá, bồng bềnh, huyền ảo, lướt thướt liễu rủ, vàng hoe, người ngựa dập dìu, sương núi tím nhạt, diệu kì...

- Thấy được vẻ đẹp diệu kì của Sa Pa; đường đi hiểm trở và hùng vĩ của địa hình Sa Pa. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

3. Thái độ:

Học sinh yêu thích môn học; yêu mến và tự hào về cảnh đẹp của đất nước; có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc; sách giáo khoa; ảnh về phong cảnh Sa Pa. Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

- Học sinh: Sách giáo khoa, tranh ảnh, tài liệu về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Mở đầu

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Nêu tên bài, mục đích yêu cầu của giờ học

(GV giới thiệu chủ điểm Khám phá thế giới và tranh minh họa chủ

điểm; Giới thiệu bài đọc: Sa Pa - một huyện thuộc tỉnh Lào Cai, là một địa điểm du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở miền núi Tây Bắc nước ta. Bài đọc

Đường đi Sa Pa sẽ giúp các em hình dung được cảnh đẹp đặc biệt của con

đường đi Sa Pa và phong cảnh Sa Pa).

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a) Luyện đọc:

- Học sinh đọc cá nhân

- Hướng dẫn học sinh chia đoạn và đọc nối tiếp từng đoạn (3 đoạn)

-2 đến 3 học sinh khá, giỏi đọc bài. - Học sinh chia đoạn và đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt)

+ Đoạn 1: từ đầu đến lướt thướt liễu rủ (phong cảnh đường lên Sa Pa). + Đoạn 2: tiếp theo đến trong sương núi tím nhạt (phong cảnh một thị

trấn ở Sa Pa).

- Giới thiệu về thắng cảnh Sa Pa, ảnh minh họa về cảnh vật và con người Sa Pa; sửa lỗi phát âm, luyện đọc những từ khó đọc cho học sinh; giúp học sinh hiểu nghĩa các từ được chú giải và các từ mới khác. Hướng dẫn học sinh đọc câu khó, giọng đọc chung của từng đoạn, cả bài.

+ Lượt đọc thứ 1: GV khen những HS đọc đúng; sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp.

+ Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.

+ Lượt đọc thứ 3: GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh minh họa;

giúp HS hiểu các từ ngữ: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên…; lưu ý HS

nghỉ hơi đúng trong câu để không gây

mơ hồ về nghĩa: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô /tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.

- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.

- Luyện phát âm và giải nghĩa từ.

- Luyện đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng đảm bảo tất cả học sinh đều được đọc)

- Yêu cầu 1- 2 học sinh đọc toàn bài. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: Đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước cảnh đẹp của con đường lên Sa

Pa, phong cảnh Sa Pa: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xóa, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng hoe, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng diệu kì…

b)Tìm hiểu bài: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. - Mỗi đọan trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người miền sơn cước. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy?

- 1- 2 học sinh đọc toàn bài. - Học sinh lắng nghe, cảm nhận.

- Học sinh thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong SGK và trao đổi các ý kiến trả lời giữa các nhóm. - Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những

cảnh vật rực rỡ sắc màu: những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

- Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa Pa?

- Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể

hiện sự quan sát tinh tế ấy?

+ Đoạn 1: Phong cảnh đường lên Sa Pa. + Đoạn 2: Phong cảnh một thị trấn trên Sa Pa. + Đoạn 3: Cảnh đẹp Sa Pa. - Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt... Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

- Mỗi HS có thể nêu 1 chi tiết riêng mà các em cảm nhận được. Dự kiến:

+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

+ Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên”?

- Nêu nội dung của bài văn?

- GV chốt lại nội dung của bài văn: + Bài văn viết về một địa danh nằm ở phía tây Bắc của Tổ quốc - Sa Pa. Đây là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên: chìm trong làn mây bồng bềnh, Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, một bức tranh sơn thủy hữu tình… Phong cảnh

khác nhau, với đôi chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. + Nắng phố huyện vàng hoe. + Sương núi tím nhạt.

+ Sự thay đổi mùa ở Sa Pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn.

- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

thiên nhiên của núi rừng được kết hợp với sắc màu văn hóa độc đáo của con người nơi đây tạo nên nhiều vẻ đẹp thơ mộng hiếm thấy.

+ Bài văn cho chúng ta có thêm vốn hiểu biết về một miền đất đầy hấp dẫn của đất nước.

+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện niềm tự hào và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả vẻ đẹp của Sa Pa? - GV chốt lại nghệ thuật của bài văn: + Biện pháp so sánh, nhân hóa cùng hệ thống từ láy vừa giàu khả năng gợi hình vừa giàu sắc thái biểu cảm đã giúp tác giả miêu tả thật ấn tượng về vẻ đẹp kì thú của thắng cảnh Sa Pa.

+ Bài văn cho thấy khả năng quan sát tinh tế và trí tưởng tượng vô cùng phong phú của tác giả. Đó là một bức tranh đẹp bằng ngôn từ, chứng tỏ sự giàu đẹp của tiếng Việt mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc.

+ Học xong bài Tập đọc này, các em

sẽ biết thêm những từ ngữ mới; biết học

tập và vận dụng những từ ngữ ấy vào việc nói và viết.

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.

- GV yêu cầu học sinh nêu lại giọng đọc của bài.

- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn của bài văn. GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần luyện

đọc: Có thể chọn đoạn 1(từ Xe chúng tôi đến lướt thướt liễu rủ), chú ý nhấn mạnh các từ ngữ: chênh vênh, bồng bềnh, thác trắng xóa, rừng cây âm âm, lướt thướt liễu rủ.

+ GV đọc mẫu đoạn.

+ Tổ chức, hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm.

+ GV theo dõi, uốn nắn, cho điểm những em đọc tốt.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn.

- HS nêu lại giọng đọc của toàn bài: giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp kì thú và hấp dẫn của Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước cảnh đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

- HS nắm cách đọc diễn cảm đoạn GV hướng dẫn.

+ HS nghe.

+ HS luyện đọc (theo cặp) và thi đọc diễn cảm trước lớp.

3. Củng cố, dặn dò:

- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài.

- GV chốt lại nội dung bài và liên hệ với học sinh về tình yêu và lòng tự hào trước cảnh đẹp của quê hương đất nước; ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ thắng cảnh của đất nước.

- GV nhận xét giờ học, biểu dương, nhắc nhở, động viên tinh thần, thái độ học tập của HS.

- Dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài cho giờ học sau.

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)