Vị trí văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núitrong tiến

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.Vị trí văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núitrong tiến

trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại

Đề tài dân tộc và miền núi luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Hơn nửa thế kỉ qua văn xuôi miền núi có những đóng góp quan trọng trong văn học nước nhà. Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác, sự phát triển bề rộng và sự kết tinh vào không ít tác giả, tác phẩm.

Văn xuôi miền núi là khu vực văn học gắn liền với những thay đổi của hiện thực, bởi bước đi của lịch sử cách mạng Việt Nam diễn ra trước hết ở địa bàn vùng cao, nơi có căn cứ địa cách mạng. Trong kháng chiến và công cuộc kiến thiết, đời sống và con người miền núi trong cách mạng hóa đã thu hút sự quan tâm của nhiều cây bút từ đó chiếm lĩnh là một trong những đề tài lớn của

văn học. Văn xuôi miền núi, có sức chứa rộng rãi của thể loại chủ lực, có vai trò như một biên niên sử về cuộc đổi đời vĩ đại của các dân tộc anh em trong cách mạng dân tộc, dân chủ và công cuộc xây dựng đất nước.

Đề tài dân tộc và miền núi từng đem lại những tác phẩm văn xuôi đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn học cách mạng, được đánh giá cao ở trong và ngoài nước và chiếm một vị trí quan trọng về số lượng cũng như chất lượng trong chương trình phổ thông nói chung và trong trường Tiểu học hiện nay nói riêng.

Văn học với đề tài miền núi là khu vực duy nhất trong nền văn học có sự hiện diện của văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình các đân tộc Việt Nam. Sự hình thành và phát triển văn xuôi các dân tộc miền núi có ý nghĩa như sự hoàn thiện một chu trình phát triển trong lịch sử văn học. Với khả năng khơi sâu vào nét riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, văn xuôi các dân tộc thiểu số đã chấm dứt tình trạng nhất thể hóa văn hóa, đem lại sự đa dạng, phong phú cho nền văn học nước nhà.

Thiên nhiên, con người, văn hóa các dân tộc miền núi trong quá khứ, hiện đại đã và sẽ có nhiều nguồn chất liệu và cảm hứng lớn cho văn học khai thác. Sự hội ngộ của không ít nhà văn người Kinh và nhà văn dân tộc ít người

ở đề tài dân tộc và miền núi cho thấy “sức hấp dẫn của một đề tài lớn”và “cứ thử hình dung nếu vắng bóng các tác phẩm về đề tài này, nền văn học Việt Nam hiện đại sẽ thiếu hụt và kém phần sinh động trông thấy” [8,7].

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 36)