Không gian đất và người giàu bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Không gian đất và người giàu bản sắc văn hóa dân tộc

2.2.3.1. Không gian của lễ hội văn hóa

Lễ hội là nơi lắng kết văn hóa, tâm lí, lịch sử; nơi lưu giữ bản sắc của một dân tộc. Lễ hội có sức lan tỏa và chi phối sâu rộng đời sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia. Ý thức về lễ hội cũng là ý thức về bản sắc văn hóa. Trong bối cảnh công nghiệp, hiện đại và toàn cầu hóa hôm nay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lại càng trở nên bức thiết hơn.

Văn học là một thành tố, thành phẩm của văn hóa. Tác phẩm văn học là nơi văn hóa được lựa chọn, tinh lọc, đúc kết một cách đầy đủ và sáng tạo nhất. Tâm hồn và tính cách dân tộc Việt Nam, cùng với lịch sử đất nước Việt

Nam được thể hiện qua chính tác phẩm văn học Việt Nam. Hiện diện trong những trang văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi ở SGK Tiếng Việt Tiểu học không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng mà còn là những lễ hội văn hóa mang đậm đà bản sắc của đất và người nơi đây.

Văn bản Hội đua voi ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3) miêu tả hoạt động

của Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên, được tổ chức hai năm một lần vào tháng ba âm lịch. Đó là tháng của những con ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu làm nương rẫy của đồng bào nơi đây. Hội đua voi nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên:

“Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát”…

Người đọc cảm nhận rất rõ sự nhiệt tình, hăng hái, nỗ lực hết mình của người quản tượng và những chú voi đi thi, đồng thời còn là không khi hân

hoan, vui vẻ, hào hứng của những người đang cổ vũ cho lễ hội: “Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man - gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.”

Thế rồi sau hội đua, cả buôn làng tập trung ăn tiệc, uống rượu cần, nhảy múa trong âm vang cồng chiêng rộn rã. Như vậy, miêu tả Hội đua voi nói riêng và lễ hội của đồng bào các dân tộc nói chung,các trang văn không chỉ tôn vinh những nét đẹp văn hóa mà còn giúp mỗi học sinh hiểu sâu sắc hơn về phong tục tập quán đặc sắc và lâu đời của các dân tộc anh em. Từ đó, các em

có thêm hiểu biết về sự đa dạng các sắc màu văn hóa của mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu.

2.2.3.2. Không gian văn hóa tâm linh gắn bó với cội nguồn dân tộc

Trong đời sống tinh thần người Việt, từ nhiều đời nay, các thế hệ luôn hướng tới một điểm tựa tâm linh thiêng liêng trong sâu thẳm tâm thức dân

tộc, đó là Lễ hội Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương. Văn bản Phong cảnh Đền Hùng (Tiếng Việt 5, tập 2, tr 68), miêu tả vị trí, cảnh đẹp và không gian linh thiêng của đền thờ: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa”…

Đọc bài này, hẳn ai trong chúng ta đều có chung suy nghĩ hướng về vùng quê đất Tổ,về miền văn hóa linh thiêng gắn kết cội nguồn các dân tộc Việt Nam. Với học sinh Tiểu học, các em sẽ hiểu thêm về nguồn gốc, về con người Việt Nam và có những suy nghĩ, việc làm thiết thực hướng về nguồn cội quê hương.

Người Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý sâu sắc, ứng xử bằng triết lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”... Vì vậy, các thế hệ nối tiếp luôn tôn kính và biết ơn những người đã có công khai sinh ra đất nước, dân tộc; biết ơn Tổ tiên, gia đình và dòng họ. Truyền thống đạo lý đó đã phát triển thành một hệ ý thức văn hóa tinh thần của tín ngưỡng dân tộc độc đáo, đó là tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của mỗi gia đình, dòng họ và của cả dân tộc: Tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng. Đền thờ Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là nơi thể hiện hình thức tín ngưỡng truyền thống độc đáo và đặc sắc ấy. Lễ hội Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Sự ra đời và tồn tại lâu dài của Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng cùng với tín ngưỡng giỗ Tổ Hùng Vương là khẳng định niềm tin linh

thiêng ấy đã trường tồn với thời gian, với lịch sử dân tộc trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Tiết trời tháng ba, mùa xuân ấm áp, bao giờ cũng có những trận mưa rào như rửa sạch đềntrước lễ hội. Những trận mưa ấy khiến cho cây rừng Đền Hùng đã xanh lại càng xanh tươi hơn; không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu khiến du khách về dự lễ hội cảm thấy như mình được trở về với thuở hoang sơ thời mở nước.

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 68)