Không gian cảnh sắc thiên nhiên núi rừng

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Không gian cảnh sắc thiên nhiên núi rừng

Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc, miền núi là đặc sắc riêng và cũng là ưu thế riêng so với văn xuôi viết về các vùng miền khác, là sở hữu một thiên nhiên trữ tình và hùngvĩ. Thiên nhiên, trong phạm vi rộng lớn bao

gồm cả vũ trụ, sông núi, đất đai, cây cỏ, muông thú…; nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất xung quanh con người, được phản ánh vào trong ý thức của con người. Trong văn xuôi miền núi, thiên nhiên tồn tại như một phương diện đặc biệt của hiện thực. Hiếm có tác phẩm nào viết về miền núi lại không ít nhiều chạm đến thiên nhiên, bởi đây là môi trường trực tiếp ảnh hưởng, quyết định cuộc sống của con người miền núi. Thiên nhiên trong mỗi trang văn là sản phẩm hư cấu, sáng tạo nhưng đều bắt rễ từ cuộc sống thiên nhiên thực ở nhiều vùng đất. Nét riêng của cảnh quan, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ động - thực vật mỗi vùng quy định nét riêng của thiên nhiên tồn tại trong mỗi tác phẩm.

2.2.1.1. Một thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng

Bức tranh thiên nhiên miền núi hiện lên qua các trang văn xuôi trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học là những cánh rừng đại ngàn, núi cao, sông sâu, suối, đèo, vách đá… Sự cảm nhận và miêu tả sinh động bức tranh thiên nhiên miền núi của các nhà văn đã làm sống dậy bản sắc văn hóa dân tộc của vùng không gian đặc trưng này. Có lẽ không mấy nơi trên thế giới này được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho những con suối, những cánh rừng đại ngàn, những dòng thác với vẻ đẹp kì vĩ như không gian núi rừng của đất nước Việt Nam. Có những dòng suối, nước từ trên cao chảy xuống từng bậc đá tung bọt trắng xóa tạo thành những bức tranh sinh động huyền ảo đầy hùng vĩ nhưng cũng vô cùng thơ mộng. Có những cảnh đẹp tưởng như chỉ có trong huyền thoại, cổ

tích đã được nhà văn Nguyễn Phan Háchmiêu tả: “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”(Đường đi Sa Pa - Tiếng

Việt 4, tập 2, tr 102 - 103).

Quả thực, ngòi bút của nhà văn đã khiến núi rừng Sa Pa hiện lên thật

thấy cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của tiết trời Sa Pa. Sự thay đổi nhanh chóng đến mức bất ngờ, kì diệu ấy khiến người đọc như lạc vào một nơi tiên cảnh giữa trần thế vậy.

Nếu vẻ đẹp thiên nhiên SaPa là vẻ đẹp hoang sơ và ngỡ ngàng thì phong

cảnh Đền Hùng lại vô cùng hùng vĩ: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sác bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” hay “bên trái là đỉnh ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn…” (Phong cảnh Đền Hùng - Tiếng Việt 5, tập 2, tr 68 - 69).

Thiên nhiên Đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. Mỗi ngọn núi, con sông, dòng suối, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc. Mỗi địa danh là một dấu tích lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Tương truyền rằng, Hùng Vương thứ sáu đã hóa thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh ngày 10 tháng 3 âm lịch năm 1632 trước Công nguyên. Từ đấy người Việt đã lấy ngày này làm ngày giỗ Tổ.

Chính câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”luôn nhắc nhở chúng ta hướng về cội nguồn dân tộc. Hơn thế, cha ông còn

nhắc nhở con cháu hôm nay phải biết đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi, xây dựng đất

nước to đẹp hơn, bền vững hơn; đúng như lời Bác Hồ từng nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Được dùng làm ngữ liệu cho phân môn Chính tả, văn bảnNúi non hùng vĩ của Nguyễn Tuân đã tái hiện một không gian núi rừng hùng vĩ, tuyệt đẹp

3 câu văn, nhưng Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy đủ bức tranh đầy màu sắc về

thiên nhiên tươi đẹp nơi đây: “núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở. Mây Ô Qúy Hồ đang đội mũ cho Phan-xi - păng” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 58)… Câu văn của Nguyễn

Tuân đã phát huy tối đa trí tưởng tượng của học sinh. Các em cảm nhận như chính mình đang được trải nghiệm để khám phá vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc. Điều đó giúp các em thích thú, say mê tìm hiểu và thấy thêm yêu cảnh sắc thiên nhiên gấm vóc của đất Việt, người Việt.

Đây là khung cảnh thiên nhiên miền núi đầy thơ mộng khi mùa đông

về: “Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ… Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.” (Tiếng

Việt 5, tập 1, tr 75).

Cũng là khung cảnh rừng núi với thảm thực vật và thế giới loài vật nhưng bằng liên tưởng thú vị, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã đưa người đọc

đến một thế giới đầy mộng mơ kì diệu: “Loanh quanh trong rừng, chúng tôi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân…” (Tiếng Việt 5, tập 1, tr 75)… Những liên

tưởng ấy khiến cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn như trong truyện cổ tích.

Sau khi học Kì diệu rừng xanh chắc hẳn các em sẽ tò mò, háo hức muốn có

Đồng thời, các em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và có ý thức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.

Có thể nói, những đoạn văn miêu tả núi rừng đầy ấn tượng và có sức gợi cảm sâu xa đến vậy chứng tỏ nhà văn không chỉ sao chụp y nguyên từ thực tế mà còn tái tạo ra sức sống kì diệu của thiên nhiên. Mỗi bức tranh thiên nhiên ấy là một cái nhìn, một thế giới nghệ thuật riêng được cảm nhận qua tâm hồn nghệ sĩ góp phần làm giàu thêm cho vẻ đẹp vốn có của chốn núi rừng.

2.2.1.2. Một thiên nhiên giàu tiềm năng và tràn đầy sức sống

a. Thế giới của động vật

Không gian núi rừng không chỉ có những cánh rừng đại ngàn, những con suối, những ngọn thác tung bọt trắng xóa mà còn là nơi trú ngụ của vô

vàn loài động vật quý hiếm. Bốn bài văn xuôi:Chim công múa, Con tê tê (Vi Hồng, Hồ Thủy Giang), Cá hồi vượt thác (Nguyễn Phan Hách)và Chim họa mi hót (Ngọc Giao) được sử dụng làm ngữ liệu cho phân môn Tập làm văn và Luyện từ và câu giúp học sinh vừa tìm hiểu về đặc điểm các loài động vật quý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiếm này lại vừa biết cách quan sát và miêu tả chúng sao cho đúng, cho hay. Qua đó, các em sẽ được mở rộng tầm hiểu biết sâu rộng hơn về thế giới tự nhiên xung quanh.

Chẳng hạn, học bài Con tê tê,để làm nổi bật từng đặc điểm của con vật

này, học sinh cần trả lời các câu hỏi như:

Câu hỏi 1: Bài văn trên có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? Và các em tìm ra được từng đoạn với ý chính của nó.

Đoạn 1: “Con tê tê… đào thủng núi”: giới thiệu chung về con tê tê. Đoạn 2: “Bộ vảy của tê tê … mút chỏm đuôi”: miêu tả bộ vảy của con

tê tê.

Đoạn 3: “Tê tê săn mồi … kì hết mới thôi”: miêu tả miệng, hàm, lưỡi

Đoạn 4: “Đặc biệt nhất … trong lòng đất”: miêu tả chân và bộ móng

của con tê tê và cách nó đào đất.

Đoạn 5: “Tuy vậy … ra ngoài miệng lỗ”: miêu tả nhược điểm dễ bị bắt

của tê tê.

Đoạn 6: “Tê tê là loài thú … bảo vệ nó”: Tê tê là loài vật có ích nên con

người cần bảo vệ nó.

Câu hỏi 2: Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?

Học sinh sẽ trả lời: Các đặc điểm ngoại hình của con tê tê mà tác giả chú ý miêu tả, đó là bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi và bốn chân. Tác giả chú ý miêu tả bộ vẩy của con tê tê vì nó rất khác so với các loài động vật khác. Tác

giả đã so sánh: giống vảy cá gáy, nhưng cứng và dày hơn nhiều, như một bộ giáp sắt.

Câu hỏi 3: Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lý thú?

Học sinh sẽ trả lời: Những chi tiết đó là

+ Khi tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa,xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi sâu vào bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số”.

+ Khi tê tê đào đất: “Khi đào đất nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng tê tê đã ẩn mình trong lòng đất”.

Bài văn như một thước phim sống động về loài động vật kì thú này của núi rừng. Học xong, hẳn các em sẽ biết đầy đủ đặc điểm của tê tê.

Bài Chim công múa lại chú ý miêu tả nhiều hơn đến mùa chim công

sống của chúng, từ đó các em có thêm kiến thức về thế giới xung quanh, thêm yêu thiên nhiên, yêu các loài động vật và có những hành động thiết thực

để bảo vệ chúng: “Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công cũng bới như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hờ”; “khi con công mái kêu “cút”, “cút”thì lập tức con đực cũng lên tiếng “ực”, “ực” đáp lại, đồng thời xòe bộ đuôi thành một chiếc ô rực rỡ che rợp cả con mái” (Tiếng

Việt 4, tập 2, tr 142).

Khác với nhà văn Vi Hồng và Hồ Thủy Giang khi quan sát con tê tê và

chim công chỉ sử dụng thị giác, thì tác giả Ngọc Giao khi quan sát Chim họa mi hót bằng rất nhiều giác quan khác nhau, giúp cho người đọc, đặc biệt là

học sinh Tiểu học có cái nhìn bao quát hơn, toàn diện hơn về một loài chim được mệnh danh là “chàng ca sĩ rừng xanh”: Dáng vóc, màu sắc của họa mi không thanh tú, diêm dúa; đơn thuần chỉ là lớp áo lông màu vàng cháy, đặc biệt viền quanh đôi mắt là hàng "lông mi" trắng xếch dài, tựa như lông mày vẽ (họa: vẽ, mi: lông mày). Chúng loáng thoáng ẩn hiện trong vòm lá vàng mùa thu, buông giọng hót ngân dài sang sảng, trong trẻo mỗi lúc mỗi cao tận ngút ngàn, như thúc giục, như đe dọa. Cả rừng núi muốn lặng đi trong tiếng

họa mi ca hát… Văn bản này được sử dụng làm ngữ liệu cho giờTập làm văn

“Ôn tập về tả con vật”. Rõ ràng, ngoài việc giúp các em hiểu về hình dáng, tập quán sinh sống, đặc biệt là giọng hót của Họa mi, văn bản còn giúp học sinh kĩ năng quan sát loài vật. Tác giả Ngọc Giao đã quan sát rất tỉ mỉ, chi tiết, đặc biệt là sử dụng nhiều giác quan cùng lúc để miêu tả đối tượng. Đó là thị giác: Họa mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân, nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến, kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó còn là thính giác: Tiếng hót của Họa mi vào các buổi chiều, nghe vang lừng chào nắng sớm vào các buổi sáng…

Nhìn chung, thế giới động vật trong các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi ở SGK Tiếng Việt Tiểu học vô cùng đa dạng và phong phú. Đó là thế giới của những ca sĩ nhỏ bé nơi rừng xanh như chim họa mi, là vẻ đẹp kì diệu của chim công, vẻ độc đáo, thú vị của con tê tê khi đào đất… Tất cả đã mang lại cho các em học sinh những kiến thức mới mẻ, bổ ích về thế giới tự nhiên xung quanh cuộc sống của con người.

b. Thế giới của thực vật

Những trangvăn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học không chỉ mở ra bức tranh cảnh sắc mây, trời, suối, thác mà còn mở ra một thế giới thực vật là những sản vật quý mà “rừng vàng” đã ban tặng cho con người nơi đây. Trong rất nhiều sản vật mà thiên nhiên ưu ái tặng cho con người miền núi thì trám đen và thảo quả thực

sự là hai sản vật quý của núi rừng: “Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm” (Cây trám đen- Tiếng Việt 4, tập 1, tr 53).

Quả thực, đọc những câu văn của Vi Hồng và Hồ Thủy Giang mà người đọc cũng như cảm nhận được vị bùi, ngậy, đậm đà của trám đen núi rừng Việt Bắc. Tác giả còn miêu tả khá tỉ mỉ: Quả trám đen có hình thoi, hai đầu nhọn, màu tím thẫm, thịt màu đỏ vàng, trong hạt có nhân trắng ngần. Cây trám mọc thẳng đứng. Cây trám do người dân trồng nhưng như thể cây mọc tự nhiên trong những khu rừng, khe núi. Nếu đã thưởng thức các món ăn từ trám đen thì thật khó quên hương vị của nó. Trám đen có hai loại, gồm trám nếp và trám tẻ; trám nếp ngọt, bùi, thịt mềm dẻo, còn trám tẻ thì giòn và cứng hơn. Trám có thể chế biến thành nhiều món ngon nhưng đa phần sử dụng để kho với thịt hay đồ xôi.

Văn bản Cây trám đenlà ngữ liệu cho phân môn Tập làm văn, được dạy

trong giờ “Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối”. Học xong, các em sẽ có hiểu biết về một loài thực vật rất quý mà thiên nhiên rừng núi ban tặng cho người Việt Nam. Đồng thời các em sẽ có kĩ năng quan sát và miêu tả cây cối.

Đây là văn bản mà nhà văn Ma Văn Kháng miêu tả về Mùa thảo quả: “Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng”; “Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại như thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”;“Gió tây lướt

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 53)