Biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Biện pháp tu từ

Chính biện pháp tu từ đã khiến ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trở thành thứ ngôn ngữ văn hóa. Các nhà văn đã biến tiếng Việt thông thường thành tiếng Việt văn hóa. Họ đã luyện quặng thành vàng, đã chưng cất những gì tinh túy nhất của lời ăn tiếng nói hàng ngày thành nghệ thuật. Biện pháp tu từ trong các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi ở SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học giúp các em học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh và cái hay cái đẹp của tiếng nói dân tộc, đồng thời cũng nâng cao khả năng cảm thụ về Tiếng Việt cho các em.

Trong các biện pháp tu từ mà các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi thường xuyên sử dụng thì so sánh và nhân hoá là hai biện pháp tu từ chủ yếu và quan trọng nhất. Đây cũng là những biện pháp có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ cho học sinh Tiểu học. Học sinh sẽ bước đầu hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và có tình cảm đúng đắn về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.

2.3.3.1. So sánh

So sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác, miễn là giữa hai đối tượng có một sự tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe. Trong nhà trường Tiểu học, dạy về so sánh tu từ trong phân môn

Tập đọc cũng là dạy cho học sinh cách cảm thụ văn học; để các em biết cảm

nhận về cái đẹp; biết yêu quê hương, đất nước, con người và cuộc sống. Biện pháp so sánh đã đạt hiệu quả tối ưu, giúp các tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi miêu tả vẻ đẹp của không gian núi rừng. Ta hãy xem nhà văn Ma Văn Kháng tả mùa thảo quả chín bằng biện pháp tu từ

so sánh: “Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng… Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng…” (Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5, tập 1, tr 113).

Còn đây là vẻ đẹp kì diệu của rừng xanh mà biện pháp tu từ so sánh

mang lại: “Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon”… (Kì diệu rừng xanh- Tiếng Việt 5, tập 1, tr 175).

Biện pháp tu từ so sánh cũng khắc họa thật sâu sắc tình yêu mà anh Hồ

Giáo dành cho đàn bê của mình: “Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch. Những

con bê đực y hệt những bé trai khỏe mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩn lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh… Những con bê cái thì khác hẳn. Chúng rụt rè chẳng khác nào những bé gái được bà chiều chuộng, chăm bẵm, không dám cho chạy đi chơi xa…” (Đàn bê của anh Hồ Giáo - Tiếng Việt 2, tập 1, tr 136).

Miêu tả chùm sao trên trời - đêm anh hùng Núp kể chuyện mình đi dự Đại hội trên tỉnh về cho dân làng Kông Hoa nghe, nhà văn Nguyên Ngọc so

sánh: “Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc” (Người con của Tây Nguyên - Tiếng Việt 3, tập 1, tr 103). Để miêu tả sự vui mừng

hân hoan của con người, cảnh vật nơi núi rừng khi thấy Kim Đồng và Bác Hồ hoàn toàn bình yên trước bọn lính Tây đi tuần, nhà văn Tô Hoài so sánh:

“Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm”(Người liên lạc nhỏ - Tiếng Việt 3, tập 1, tr 112). Còn đây lại là hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh bởi sự liên tưởng độc đáo: “Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đếm rừng lạnh tối” (Ở lại với chiến khu - Tiếng Việt 3, tập 2, tr 14)…

Có thể nói, biện pháp so sánh đã đạt được hiệu ứng nghệ thuật thực sự trong những trang văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi. Dùng những văn bản này làm ngữ liệu cho môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học, không chỉ giúp cho học sinh củng cố kiến thức cơ bản về phép tu từ so sánh mà còn giúp các em lĩnh hội tốt các tri thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nói và viết.

2.3.3.2. Nhân hóa

Nhân hóa (còn gọi nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải là con người; nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn; đồng thời bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ củangười nói. Về hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo

hai cách: dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người; hoặc coi đối tượng như con người để tâm tình trò chuyện với nhau. Nói ngắn gọn, nhân hóa là biến sự vật thành con người, bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống như con người; làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, và có hồn hơn.

Văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núitrong

SGK Tiếng Việt Tiểu học được dùng làm ngữ liệu cho các bài Tập đọc, Tập làm vănở các khối lớp 3, 4, 5 có sử dụng rất nhiều biện pháp nhân hóa. Nhờ

biện pháp tu từ nhân hóa mà học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự sinh động của thế giới xung quanh. Các em cũng nhận thức được hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nhân hóa: vừa để miêu tả đối tượng, vừa thể hiện được tình cảm của người viết với vạn vật trong đời sống.

Văn bản Người thợ rènmiêu tả công việc thường ngày của người thợ

thủ công,rèn ra những nông cụ phục vụ lao động sản xuất, nhưng bằng biện pháp tu từ nhân hóa, nhà văn Nguyên Ngọc đã khiến một công việc bình thường, thậm chí có phần đơn điệu ấy trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn.

Ta hãy xem nhà văn miêu tả: “Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch… Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục… Đôi ống bễ thở phì phò. Những chiếc lưỡi lửa liếm lên rực rỡ… Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng” (Người thợ rèn - Tiếng Việt 5, tập 1, tr 123)…

Rõ ràng, biện pháp nhân hóa khiến những thanh sắt trong tay anh thợ rèn không còn là vật vô tri vô giác nữa mà trở thành những con quái ngư ở đại

dương. Và công việc mà người thợ đang làm mỗi ngày là những cuộc chinh phục thủy quái dưới biển sâu.

Còn đây cảnh sắc thiên nhiêntrong văn bản Mùa đông trên rẻo cao của Ma Văn Kháng: “Con suối lớn ồn ào, đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ… Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ” (Mùa đông trên rẻo cao - Tiếng Việt 4, tập 1, tr 165).

Vậy là, biện pháp nhân hóa khiến cho những con suối, ngọn cơi, lá vàng… của thiên nhiên rẻo cao khi mùa đông về bỗng trở thành những sinh thể có hồn, trở nên hiền hòa, dịu dàng và đáng yêu như chính con người.

Có thể nói, biện pháp tu từ nhân hóa trong các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núiở SGK Tiếng Việtgiống như những cánh cửa mở ra cho các em bao điều mới lạ, kì thú của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Nhân hóa khiến cho vạn vật xung quanh trở thành những người bạn tâm tình của trẻ thơ, bồi dưỡng cho các em trí tưởng tượng và vẻ đẹp tâm hồn.

CHƯƠNG 3

Ý NGHĨA GIÁO DỤC CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ DÂN TỘC, MIỀN NÚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI

DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)