Ngôn từ giàu bản sắc văn hóa miền núi

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Ngôn từ giàu bản sắc văn hóa miền núi

Ngôn ngữ trong các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi ở SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học thấm đẫm màu sắc và phong vị của núi rừng đại ngàn. Người đọc bắt gặp ở đó những tên đất, tên làng, tên người mang hơi thở không gian văn hóa đặc trưng nơi đây. Đó là các địa danh

như: Sa Pa, Hoàng Liên Sơn, Phan - xi - păng, đèo Ô Quý Hồ, Lào Cai (Núi non hùng vĩ); là làng Kông Hoa (Người con của Tây Nguyên); là buôn Chư Lênh (Buôn Chư Lênh đón cô giáo); là rừng Đản Khao, Chin San (Mùa thảo quả);là thảo nguyên xanh Ba Vì (Đàn bê của anh Hồ Giáo),là địa danh Hà Quảng (Người liên lạc nhỏ), là đường mòn Hồ Chí Minh (Trên đường mòn Hồ Chí Minh);là núi rừng Tây Nguyên (Hội đua voi ở Tây Nguyên)… Đó còn là tên các tộc người như: Tu Dí, Phù Lá, Hmông (Đường đi Sa Pa); người

Thượng (Người con của Tây Nguyên); dân tộc Nùng (Người liên lạc nhỏ)… Rồi tên nhân vật như: Núp, bok Pa (Người con của Tây Nguyên); Y Hoa, già Rok (Buôn Chư Lênh đón cô giáo); chàng trai Hạng A Cháng (Hạng A Cháng); anh Hồ Giáo (Đàn bê của anh Hồ Giáo); Kim Đồng, ông ké (Người liên lạc nhỏ)… Đó còn là tên các loại nhạc cụ gắn với đặc trưng văn hóa của người miền núi như: chiêng, trống (Hội đua voi ở Tây Nguyên). Rồi tên các loài động vật, thực vật của núi rừng như: vượn bạc má, chồn sóc (Kì diệu rừng xanh); chim công (Chim công múa); cá hồi (Cá hồi vượt thác), con hoẵng (Kì diệu rừng xanh); nấm, khộp (Kì diệu rừng xanh); trám đen (Cây trám đen); thảo quả (Mùa thảo quả)…

Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa và bộc lộ văn hóa khá đậm nét. Chỉ cần đọc các danh từ chỉ tên đất, tên làng, tên người, tên sản vật trong các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi ở trên, người đọc đã cảm nhận đầy đủ về nét đặc sắc văn hóa vùng miền nơi đây. Khi học những văn bản này, học sinh như được du lịch đến với nhiều miền đất của Tổ quốc qua những trang văn. Đồng thời, cũng giúp các em mở rộng vốn từ, biết thêm những lớp từ mới, thêm yêu và gắn bó với con người và giang sơn gấm vóc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam hiện đại viết về dân tộc và miền núi trong sách giáo khoa tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01263) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)